Thông báo tình hình sinh vật gây hại số 34-2020

19/08/2020 04:05
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Thời kỳ đầu tuần, mây thay đổi, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi chủ yếu ở vùng núi; Thời kỳ giữa và cuối tuần, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Tây nam cấp 2 - 3.
- Nhiệt độ không khí trung bình: 28 – 30 oC
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 33 - 35 oC
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 24- 26oC
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
* Lúa vụ Hè Thu 2020: 23.949,76 ha
- Trà sớm (10/3 – 19/5/2020): diện tích: 2.698,5 ha; GĐST: chín sữa – thu hoạch
Lúa Hè Thu đã thu hoạch được 2.270 ha, năng suất ước đạt 60,78 tạ/ha tại Sông Cầu (200ha), Đông Hòa (645 ha), Đồng Xuân (200 ha), Tây Hòa (1000 ha), Tuy An (140 ha), Sông Hinh (85 ha).
- Trà chính (20/5 – 10/6/2020): diện tích 14.498,3 ha; GĐST: trỗ – chín sữa.
- Trà muộn (11/6– 19/7/2020): diện tích 6.752,96 ha; GĐST: Đòng – trỗ.
* Lúa vụ Mùa 2020: đã gieo sạ 1.027 ha
- Trà sớm (1/7/2020 – 15/7/2020): diện tích: 1.027 ha; GĐST: đẻ nhánh, giống: địa phương tại huyện Sông Hinh (120 ha), Tuy An (192 ha), Đồng Xuân (120 ha), Sông Cầu (250 ha), Sơn Hòa (345 ha).
* Diện tích các loại cây trồng khác còn lại trên đồng tại thời điểm báo cáo:
- Mía (niên vụ 2020-2021): 22.549 ha.  GĐST: Cây con – vươn lóng
- Sắn (niên vụ 2020-2021): 28.127,6 ha. GĐST: Phát triển thân lá – tích lũy tinh bột
- Rau các loại (2020): 1.705 ha. GĐST: Cây con – phát triển thân lá – thu hoạch
- Đậu các loại (2020): 1.378 ha. GĐST: Phát triển thân lá – thu hoạch
- Ngô trồng mới: 1.012,5 ha. GĐST: mầm – trổ cờ, phun râu
- Tiêu: 365 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa:
* Lúa vụ Hè Thu 2020 đã gieo sạ được 23.949,76 ha, GĐST: Đòng - thu hoạch có xuất hiện một số đối tượng sinh vật gây hại như:
- Bệnh khô vằn gây hại diện tích nhiễm 209 ha, TLB 10 – 25 % cây, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 195 ha, TLB 5 - 15% cây; diện tích nhiễm trung bình 14 ha, TLB 20 – 25 % cây, GĐST đòng – chín sáp, tại huyện Tuy An, Đồng Xuân và Tây Hòa.
- Bệnh lem lép hạt gây hại diện tích nhiễm 73 ha, TLB 6 – 18 % cây, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 64 ha, TLB 6 - 9% cây; diện tích nhiễm trung bình 19 ha, TLB 12 – 18 % cây, GĐST chín sữa – chín sáp, tại huyện Tuy An.
- Chuột gây hại diện tích nhiễm nhẹ 5 ha TLH 5 – 10 % dảnh GĐST đòng – chín sữa tại huyện Tuy An.
- Bệnh đốm nâu gây hại diện tích nhiễm 41 ha, TLB , trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 1 ha TLB 5 – 7 % lá; diện tích nhiễm trung bình 40 ha, TLB 22 – 40 % lá; GĐST cuối đẻ nhánh – chín sáo tại huyện Sơn Hòa và Tuy An.
- Bọ xít đen gây hại diện tích nhiễm nhẹ 1,5 ha, mật độ 10 – 12 con/m2, GĐST đòng – trỗ tại huyện Phú Hòa.
- Bệnh thối thân gây hại diện tích nhiễm nhẹ 2,5 ha TLB 5 – 10 % cây, GĐST trỗ – chín sữa tại huyện TP. Tuy Hòa và Tuy An.
- Rầy nâu gây hại diện tích nhiễm nhẹ 2 ha mật độ 750 – 1.500 con/ m2, GĐST đòng – chín sáp tại huyện Tuy An và Đông Hòa.
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại diện tích nhiễm nhẹ 0,5 ha, mật độ 10 – 15 con/m2, GĐSR đòng – trỗ tại Tp. Tuy Hòa.
- Ngoài ra, còn có bệnh bạc lá, rầy lưng trắng, sâu đục thân ... phát sinh rải rác trên cây lúa ở GĐST cuối đẻ nhánh – chín sáp.
2. Cây rau các loại
- Cây hành lá: Bệnh thối nhũn gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 1,2 ha, TLB: 5-10%, GĐST: phát triển thân lá – thu hoạch, tại xã Bình Kiến thuộc TP. Tuy Hòa.
- Ngoài ra, còn có sâu ăn lá gây hại xà lách, sâu tơ gây hại rau cải, bệnh đốm mắt cua gây hại rau mồng tơi... phát sinh rải rác trên địa bàn tỉnh.
3. Cây ngô:
- Sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm 5,2 ha mật độ 2 – 8 con/m2, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 4,7 ha, mật độ 2 con/m2; diện tích nhiễm trung bình 0,5 ha, mật độ 6 - 8 con/m2, GĐST  mầm – trỗ cờ, phun râu tại huyện Tp. Tuy Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa.
Ngoài ra, Sâu đục thân còn xuất hiện rải rác với mật độ thấp.
4. Cây sắn
- Bệnh khảm lá virus gây hại với diện tích 13.545 ha, trong đó: DT nhiễm nhẹ 5.980 ha, TLB 5-10% cây; DT nhiễm TB 5.515 ha, TLB 30% cây; DT nhiễm nặng 2.050 ha, TLB 80-100%, GĐST phát triển thân lá – tích lũy tinh bột (PTTL – TLTB) cụ thể:
+ Sông Hinh: Bệnh gây hại với diện tích 7.300 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 2.400 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 3.700 ha, TLB 20-30% cây; diện tích nhiễm nặng 1.200 ha, TLB 50% cây; GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Đồng Xuân: Bệnh gây hại với diện tích 3.000 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 1.600 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 850 ha, TLB 20-30% cây; diện tích nhiễm nặng 550 ha, TLB 50% cây; GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Sơn Hòa: Bệnh gây hại với diện tích nhiễm 2.830 ha. Trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 1.800 ha, TLB 5-10 % cây; diện tích nhiễm trung bình 800 ha, TLB 20% cây, diện tích nhiễm nặng 230 ha, TLB 50% cây, GĐST PTTL – TLTB tại các xã K Rông Pa, Ea Chà Rang, Suối Trai, TT Củng Sơn, Sơn Hà, Sơn Phước, Sơn Hội, Phước Tân, Cà Lúi, Sơn Nguyên, Suối Bạc.
+ Tây Hòa: Bệnh gây hại với diện tích 400 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 170 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 160 ha, TLB 20-30% cây; DT nhiễm nặng 70 ha, TLB 80-100%, GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Phú Hòa: Bệnh gây hại với nhiễm nhẹ 15 ha, TLB 5-10% cây, GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
- Nhện đỏ gây hại với diện tích 280 ha, trong đó: DT nhiễm nhẹ 270 ha, TLH 3-5% lá; DT nhiễm trung bình 10 ha, TLH 40% lá; GĐST phát triển thân lá – tích lũy tinh bột, cụ thể:
+ Đồng Xuân: Nhện đỏ gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 200 ha, TLH 2-3% lá, GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Sông Hinh: Nhện đỏ gây hại với diện tích 80 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 70 ha, TLH 2-3% lá; diện tích nhiễm trung bình 10 ha, TLH 5-10% lá, GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
- Rệp sáp bột hồng gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 30 ha, TLH 5 % lá tại huyện Đồng Xuân.
- Ngoài ra, còn có Bọ phấn trắng gây hại rải rác tại Tây Hòa với mật độ thấp.
5. Cây dứa
Tại Phú Hòa, bệnh thối nõn gây hại rải rác diện tích dưới nhiễm 8,5 ha, TLH 5-10% cây trên nhiều giai đoạn sinh trưởng của cây dứa.
6. Cây mía
- Sâu đục thân gây hại diện tích nhiễm nhẹ 45 ha, TLH 20 % cây, GĐST đẻ nhánh – vươn lóng tại Sơn Hòa.
- Ngoài ra, tại Sông Hinh bệnh than và sâu đục thân gây hại rải rác, mật độ thấp.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Lúa vụ Hè Thu 2020: một số đối tượng sinh vật gây hại như sâu đục thân, bệnh đen lép hạt, rầy nâu... sẽ gây hại trong giai đoạn đến.
Lúa vụ Mùa 2020: bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ có thể xuất hiện.
- Cây rau: Các loại sâu ăn lá có thể xuất hiện, bệnh thối nhũn, bọ nhảy gây hại trên rau ăn lá, ăn trái.
- Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên diện tích ngô giai đoạn cây con.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn, nhện đỏ, rệp sáp bột hồng tiếp tục phát sinh và gây hại trong niên vụ 2020 - 2021.
- Cây tiêu: bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ tiếp tục gây hại ở vườn tiêu chăm sóc kém.
- Cây dứa: bệnh thối nõn có thể tiếp tục gây hại trong điều kiện thời tiết nắng nóng và hanh khô.

 
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Trên cây lúa:
+ Trên lúa Hè Thu: Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời có hiệu quả: chuột, rầy các loại, bệnh khô vằn … trên những diện tích bị gây hại nặng lúa giai đoạn trỗ - chín sữa. Thời gian đến là giai đoạn xung yếu của cây lúa nên đề nghị các địa phương tăng cường công tác điều tra, phát hiện kịp thời một số đối tượng: rầy lưng trắng, rầy nâu, sâu đục thân, bệnh thối thân, bọ xít các loại…. để chủ động phòng trừ hiệu quả, chú trọng công tác nước đầy đủ, kịp thời không để ruộng khô hạn.
Lúa vụ Mùa 2020: Tăng cường công tác điều tra, theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại.
- Trên cây rau: Hiện tại một số khu vực xuống giống rau lứa mới do đó các địa phương cần tập trung công tác truyên truyền người sản xuất rau áp dụng ngay từ đầu vụ biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp IPM, Quy trình sản xuất rau an toàn…
- Trên cây ngô: tăng cường hơn nữa việc phòng, trừ sâu keo mùa thu có hiệu quả trên cây ngô trong giai đoạn nảy mầm –  8 lá, không để lây lan qua các loại cây trồng khác
- Trên cây mía: tăng cường theo dõi xén, sâu đục thân mía.
- Trên cây sắn: Tăng cường, kiểm tra phát hiện và kiểm soát các đối tượng như rệp sáp bột hồng, nhện đỏ, khảm lá virus...
- Trên cây dứa: tăng cường theo dõi bệnh thối nõn/...

Tác giả: Nguyễn Lê Lanh Đa
Quảng cáo