Nghề nuôi tôm nước lợ ở Phú Yên bắt đầu hình thành từ năm 1986 ở xã Hoà Hiệp Nam huyện Đông Hoà dưới dạng nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến ( con giống thu ngoài tự nhiên, cho ăn thức ăn tươi, chưa qua chế biến ).
Năm 2001: Diện tích tôm nuôi: 2.896,6 ha, trong đó: Diện tích nuôi tôm Sú: 2.896,6 ha, chiếm 100% diện tích tôm nuôi. Hiện nay nghề đã phát triển dưới 2 hình thức: Nuôi thâm canh, bán thâm canh.
Từ cuối năm 2001, đầu năm 2002 bắt đầu hình thành nghề nuôi đối tượng mới “ tôm Chân trắng ” ở xã Hoà Hiệp Bắc huyện Đông Hoà, diện tích nuôi: 5 ha, chiếm 0,2 % diện tích tôm nuôi. Hiện nay tôm Chân trắng đã được nuôi trên nhiều lĩnh vực: Nuôi thành thục, sản xuất giống, nuôi thương phẩm.
Năm 2004, trước tình hình bệnh dịch hoành hành trên tôm nuôi, nhiều hộ dân ở thành phố Tuy Hòa, huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu tổ chức nuôi tôm Đất ( tôm Rảo ) thành công, tiêu biểu có thể nói đến hộ Ông Ngô Trọng Chí, phường 6 – thành phố Tuy Hòa. Diện tích ao nuôi 3.000 m2, năm 2004: Vụ I nuôi tôm Sú thất bại, tôm bị bệnh đốm trắng, vụ II ( khí hậu, thời tiết lạnh ) chuyển sang nuôi tôm Đất, lãi được 12.000.000 đồng sau 2 tháng 20 ngày nuôi ( xuống giống ngày 07/9/2004, số lượng giống thả 100.000 con, thu hoạch ngày 27/11/2004, sản lượng 0,6 tấn, cỡ tôm 109 con/kg, giá bán 50.000 đồng/kg, doanh thu 30 triệu đồng ).
Tuy nhiên; những năm gần đây do giá xuất bán tôm Đất không ổn định, các Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản không tổ chức mua mặt hàng này như các năm trước nên các hộ dân không đầu tư tổ chức nuôi, chỉ nuôi quảng canh, thu hoạch từ tự nhiên vào các tháng từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1, 2, 3 năm sau, sản lượng thấp, xuất bán trong Tỉnh, phục vụ tiêu dùng nội địa, giá bán trung bình 100.000 đồng/kg ( cỡ tôm 100 - 120 con/kg ).
Năm 2001: Diện tích tôm nuôi: 2.896,6 ha, trong đó: Diện tích nuôi tôm Sú: 2.896,6 ha, chiếm 100% diện tích tôm nuôi. Hiện nay nghề đã phát triển dưới 2 hình thức: Nuôi thâm canh, bán thâm canh.
Từ cuối năm 2001, đầu năm 2002 bắt đầu hình thành nghề nuôi đối tượng mới “ tôm Chân trắng ” ở xã Hoà Hiệp Bắc huyện Đông Hoà, diện tích nuôi: 5 ha, chiếm 0,2 % diện tích tôm nuôi. Hiện nay tôm Chân trắng đã được nuôi trên nhiều lĩnh vực: Nuôi thành thục, sản xuất giống, nuôi thương phẩm.
Năm 2004, trước tình hình bệnh dịch hoành hành trên tôm nuôi, nhiều hộ dân ở thành phố Tuy Hòa, huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu tổ chức nuôi tôm Đất ( tôm Rảo ) thành công, tiêu biểu có thể nói đến hộ Ông Ngô Trọng Chí, phường 6 – thành phố Tuy Hòa. Diện tích ao nuôi 3.000 m2, năm 2004: Vụ I nuôi tôm Sú thất bại, tôm bị bệnh đốm trắng, vụ II ( khí hậu, thời tiết lạnh ) chuyển sang nuôi tôm Đất, lãi được 12.000.000 đồng sau 2 tháng 20 ngày nuôi ( xuống giống ngày 07/9/2004, số lượng giống thả 100.000 con, thu hoạch ngày 27/11/2004, sản lượng 0,6 tấn, cỡ tôm 109 con/kg, giá bán 50.000 đồng/kg, doanh thu 30 triệu đồng ).
Tuy nhiên; những năm gần đây do giá xuất bán tôm Đất không ổn định, các Công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản không tổ chức mua mặt hàng này như các năm trước nên các hộ dân không đầu tư tổ chức nuôi, chỉ nuôi quảng canh, thu hoạch từ tự nhiên vào các tháng từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1, 2, 3 năm sau, sản lượng thấp, xuất bán trong Tỉnh, phục vụ tiêu dùng nội địa, giá bán trung bình 100.000 đồng/kg ( cỡ tôm 100 - 120 con/kg ).
Năm 2015, diện tích tôm nuôi chỉ còn 1.979 ha, tập trung 2 đối tượng chính: Tôm Sú, tôm Chân trắng, trong đó: Tôm Sú: 268 ha, chiếm 13,5% diện tích tôm nuôi, tôm Chân trắng: 1.711 ha, chiếm 86,5% diện tích tôm nuôi. Như vậy, trong 14 năm, từ năm 2001 đến năm 2015, diện tích tôm nuôi giảm mạnh, tổng diện tích giảm 917,6 ha, tốc độ giảm bình quân 2,68%/năm.
Để góp phần giúp người dân ngăn chặn dịch bệnh, nhiều hộ dân mất phương hướng, không tổ chức sản xuất được, đời sống hết sức khó khăn, điêu đứng, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư TP Tuy Hòa đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình “ Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Biofloc thay thế công nghệ nuôi truyền thống ” đạt hiệu quả cao, bền vững. Hộ thực hiện: Ông Phan Văn Đoàn, người dân ở phường 6 TP Tuy Hòa nuôi tôm ở xã Xuân Cảnh thị xã Sông Cầu. Năm 2015: Số ao nuôi: 01 ao, diện tích: 2.800 m2. Năm 2016 mở rộng nuôi theo công nghệ này trên diện tích 2 ao, trong đó: Ao 1: Diện tích: 3.000 m2, ao 2: Diện tích: 2.800 m2.
Các bước công việc thực hiện như sau:
Bước 1: Gây cụm sinh học Biofloc:
- Cải tạo ao: Khâu cải tạo ao phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trải bạt, chà rửa, vệ sinh bạt, phơi khô 5 – 7 ngày tiêu diệt triệt để các virus, vi khuẩn, mầm bệnh của vụ trước còn tồn lưu, lấy nước qua túi lọc, 3 – 4 ngày sau diệt tạp bằng Saponin ( 10 - 20 kg/1.000 m3 tuỳ nhà sản xuất và độ mặn ao nuôi ), 2 - 3 ngày sau diệt khuẩn bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, 2 ngày sau bón vôi Dolomite ( 10 - 20 kg/1.000 m3 tuỳ điều kiện pH ao nuôi ), 1 - 2 ngày sau kiểm tra các chỉ tiêu môi trường: pH từ 7,5 trở lên, độ kiềm trên 80, bón chế phẩm sinh học E.M Trùn, liều lượng: 2 – 4 lít/1.000 m3, chạy nguồn, gây cụm sinh học biofloc, 1 - 2 ngày sau nước có màu nâu nhạt bắt đầu xuống giống.
- Xuống giống: Giống được vận chuyển bằng xe lạnh về đến ao nuôi, chuyển các bao tôm xuống, ngâm trong ao để cân bằng nhiệt độ ( nước trong bao với nước trong ao nuôi ), đối với tôm Chân trắng thời gian ngâm ngắn hơn so với tôm Sú ( khoảng 5 - 10 phút ) rồi mở bao để tôm giống bơi ra từ từ, không để lâu vì khi hết lạnh tôm sẽ cắn nhau dẫn đến hao hụt. Thả tôm vào sáng sớm hay chiều mát, tránh nhiệt độ quá cao gây sốc tôm.
- Mật độ thả: Tùy điều kiện ao nuôi, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ kỹ thuật của người nuôi, đối với các ao nuôi thâm canh, thu tỉa, mật độ thả nuôi lên đến trên 300 con/m2.
Bước 2: Kích thích Biofloc phát triển, làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm:
Cho tôm ăn: “ Thức ăn + E.M Trùn ” ngay từ giai đoạn giống, liều lượng: 20 - 30 ml E.M Trùn/kg thức ăn, trộn áo bằng chuối xay bổ sung thêm lượng Carbohydrate, liều lượng 50 g/kg thức ăn ( chuối đã lột vỏ ), chạy nguồn, ngày cho ăn 1 – 2 lần vào bữa ăn chính.
Khi đó, các phản ứng làm sạch môi trường, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm nuôi xảy ra như sau:
a. Phản ứng E.M Trùn làm sạch môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi:
- Tương tác giữa E.M với con trùn tạo ra một cộng đồng vi khuẩn có lợi, phát triển, nhân rộng trong đường ruột tôm, giúp chuyển hoá tốt các chất dinh dưỡng có trong con trùn, trong thức ăn vào con tôm, nâng cao tác dụng của các nguyên tố vi luợng trong con trùn: Zn, Selenium … làm tăng sản sinh kháng thể, tăng năng lực sát khuẩn, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm nuôi.
- Lượng E.M Trùn tan ra môi trường sẽ xảy ra các phản ứng bảo vệ môi trường từ các vi khuẩn trong E.M Trùn, trong đó vi khuẩn quang hợp được xem là xương sống của hệ thống, nó tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2, H2O làm thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn sinh sôi, phát triển, sống cộng sinh với nhau để phân hủy khí độc, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường.
b. Phản ứng tạo Biofloc từ E.M Trùn làm thức ăn cho tôm, làm sạch môi trường:
Trong E.M Trùn, tỷ lệ C:N = 38,67:1 – 39,65:1, ( > 12,5:1 ), tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chuyển hóa amonium độc hại trong ao nuôi thành sinh khối vi khuẩn, các vi khuẩn này rất giàu đạm, kết dính lại với nhau hình thành các cụm Biofloc trôi nổi trong nước, nó vừa làm thức ăn cho tôm vừa làm sạch môi trường ngay trong quá trình cho ăn, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm, giúp tôm khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn. Trong suốt vụ nuôi không cần thay nước vẫn đảm bảo môi trường trong sạch, nếu mức nước hạ thấp chỉ cần bơm thêm nước từ giếng khoang, duy trì độ sâu mức nước 1,2 – 1,8 m để ổn định các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi ( Nhiệt độ, pH, độ kiềm, Ôxy hòa tan ... ).
3. Bước 3: Duy trì Biofloc phát triển, làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm.
Định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần bón E.M Trùn để bảo vệ môi trường ao nuôi, liều lượng 2 – 4 lít/1.000 m3, cho tôm ăn đều đặn “ Thức ăn + E.M Trùn ” duy trì Biofloc phát triển. Trong vụ nuôi, nguồn được chạy liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, duy trì các cụm Biofloc xử lý khí độc NH3, NO2-, vi khuẩn quang hợp trong E.M Trùn xử lý mạnh mẽ H2S. Như vậy các vi khuẩn trong E.M Trùn xử lý triệt để các chất độc hại trong ao nuôi làm môi trường trong sạch, tôm khỏe mạnh, khó bị nhiễm bệnh, khó bộc phát bệnh ngay cả trường hợp có mầm bệnh trong mô cơ của tôm nuôi.
* Kết quả vụ nuôi: Tuy tôm nuôi bị bệnh dịch, lây lan trên khắp các vùng nuôi, vụ nuôi, đối tượng nuôi nhưng hộ tham gia thực hiện vẫn đạt hiệu quả cao, bền vững, cụ thể như sau:
* Năm 2015:
- Đối tượng nuôi: Tôm Chân trắng.
- Ngày xuống giống: 01/8/2015.
- Số lượng giống thả: 880.000 con.
- Ngày thu hoạch: 26/10/2015.
- Sản lượng: 9,05 tấn.
- Cỡ tôm thu hoạch: 90 con/kg.
- Giá bán: 102.000 đồng/kg.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn: FCR: 1,1.
- Tỷ lệ sống: 92,5%.
- Doanh thu: 923.100.000 đồng.
- Hiệu quả: Lãi 421 triệu đồng.
* Năm 2016:
- Đối tượng nuôi: Tôm Chân trắng.
- Ngày xuống giống: 25/01/2016.
- Số lượng giống thả: 600.000 con, trong đó: Ao 1: 310.000 con, ao 2: 290.000 con. Công ty Canavet hỗ trợ thêm 20.000 con tôm giống thả hết vào ao lớn ( ao 1 ).
- Ngày thu hoạch: 10/5/2016.
- Sản lượng: 10 tấn, trong đó: Ao 1: 5,5 tấn, ao 2: 4,5 tấn.
- Cỡ tôm thu hoạch: Ao 1: 60 con/kg, ao 2: 60 con/kg.
- Giá bán: Ao 1: 140.000 đồng/kg, ao 2: 140.000 đồng/kg.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn: FCR ao 1: 1,35, ao 2: 1,3.
- Tỷ lệ sống: Ao 1: 100%, ao 2: 93,1%.
- Doanh thu: 1,4 tỷ đồng, trong đó: Ao 1: 770 triệu đồng, ao 2: 630 triệu đồng.
- Hiệu quả: Lãi 550 triệu đồng, trong đó: Ao 1: Lãi 300 triệu đồng, ao 2: 250 triệu đồng.
Ông Phan Văn Đoàn cho biết: Thực hiện giải pháp, nhận thấy quy trình đáp ứng tốt 3 yêu cầu cơ bản của nghề nuôi tôm trong giai đoạn hiện nay:
- Trong suốt vụ nuôi không cần thay nước chỉ thêm nước để giữ độ sâu mức nước phù hợp ( 1,2 – 1,8 m ), môi trường vẫn trong sạch, ổn định, khí độc không có, rất thấp.
- Tôm khỏe mạnh cho dù thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài.
- Tôm ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp.
Qua các năm thực hiện chúng tôi nhận thấy: Nghề nuôi tôm ở Phú Yên phát triển đã lâu, hơn 30 năm với công nghệ nuôi truyền thống ( công nghệ sử dụng vi tảo ), đã tích lũy nhiều bùn đen bên dưới nền đáy ao nuôi, lớp bùn này rất độc, thiếu ôxy, chứa nhiều chất độc: H2S, NH3, NO2- …, nó tác động lên nước làm giảm chất lượng nước ao nuôi. Chất lượng nước giảm, nền đáy ao nuôi dơ bẩn làm con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng trưởng giảm, tôm dễ bị bệnh, chết hàng loạt. Trong điều kiện hiện nay, bà con nuôi tôm ở ao đất nên áp dụng công nghệ Semi Biofloc ( làm sạch môi trường bằng vi tảo và hệ thống biofloc ), đối với các ao nuôi tôm kiên cố, trải bạt, bà con nên áp dụng công nghệ Biofloc ( làm sạch môi trường bằng hệ thống biofloc ), nuôi ít thay nước, chỉ thêm nước bổ sung khi cần vì các vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn đã xử lý các chất độc hại ngay trong quá trình cho tôm ăn. Trong tương lai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể sẽ có nhiều khó khăn khốc liệt hơn, khô hạn, thiếu nước nhưng nếu 100% bà con trong vùng đều thực hiện tốt công nghệ này, tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung, hạn chế xả nước, thay nước sẽ làm môi trường toàn vùng nuôi trong sạch, chọn giống sạch ( tôm bố mẹ nên có nguồn gốc từ Hawaii ) chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao, bền vững, hiệu quả cho vụ này, vụ sau, cho đời này, đời sau, góp phần thực hiện tốt Chương trình phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay ■
Để góp phần giúp người dân ngăn chặn dịch bệnh, nhiều hộ dân mất phương hướng, không tổ chức sản xuất được, đời sống hết sức khó khăn, điêu đứng, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư TP Tuy Hòa đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình “ Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Biofloc thay thế công nghệ nuôi truyền thống ” đạt hiệu quả cao, bền vững. Hộ thực hiện: Ông Phan Văn Đoàn, người dân ở phường 6 TP Tuy Hòa nuôi tôm ở xã Xuân Cảnh thị xã Sông Cầu. Năm 2015: Số ao nuôi: 01 ao, diện tích: 2.800 m2. Năm 2016 mở rộng nuôi theo công nghệ này trên diện tích 2 ao, trong đó: Ao 1: Diện tích: 3.000 m2, ao 2: Diện tích: 2.800 m2.
Các bước công việc thực hiện như sau:
Bước 1: Gây cụm sinh học Biofloc:
- Cải tạo ao: Khâu cải tạo ao phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, trải bạt, chà rửa, vệ sinh bạt, phơi khô 5 – 7 ngày tiêu diệt triệt để các virus, vi khuẩn, mầm bệnh của vụ trước còn tồn lưu, lấy nước qua túi lọc, 3 – 4 ngày sau diệt tạp bằng Saponin ( 10 - 20 kg/1.000 m3 tuỳ nhà sản xuất và độ mặn ao nuôi ), 2 - 3 ngày sau diệt khuẩn bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, 2 ngày sau bón vôi Dolomite ( 10 - 20 kg/1.000 m3 tuỳ điều kiện pH ao nuôi ), 1 - 2 ngày sau kiểm tra các chỉ tiêu môi trường: pH từ 7,5 trở lên, độ kiềm trên 80, bón chế phẩm sinh học E.M Trùn, liều lượng: 2 – 4 lít/1.000 m3, chạy nguồn, gây cụm sinh học biofloc, 1 - 2 ngày sau nước có màu nâu nhạt bắt đầu xuống giống.
- Xuống giống: Giống được vận chuyển bằng xe lạnh về đến ao nuôi, chuyển các bao tôm xuống, ngâm trong ao để cân bằng nhiệt độ ( nước trong bao với nước trong ao nuôi ), đối với tôm Chân trắng thời gian ngâm ngắn hơn so với tôm Sú ( khoảng 5 - 10 phút ) rồi mở bao để tôm giống bơi ra từ từ, không để lâu vì khi hết lạnh tôm sẽ cắn nhau dẫn đến hao hụt. Thả tôm vào sáng sớm hay chiều mát, tránh nhiệt độ quá cao gây sốc tôm.
- Mật độ thả: Tùy điều kiện ao nuôi, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ kỹ thuật của người nuôi, đối với các ao nuôi thâm canh, thu tỉa, mật độ thả nuôi lên đến trên 300 con/m2.
Bước 2: Kích thích Biofloc phát triển, làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm:
Cho tôm ăn: “ Thức ăn + E.M Trùn ” ngay từ giai đoạn giống, liều lượng: 20 - 30 ml E.M Trùn/kg thức ăn, trộn áo bằng chuối xay bổ sung thêm lượng Carbohydrate, liều lượng 50 g/kg thức ăn ( chuối đã lột vỏ ), chạy nguồn, ngày cho ăn 1 – 2 lần vào bữa ăn chính.
Khi đó, các phản ứng làm sạch môi trường, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm nuôi xảy ra như sau:
a. Phản ứng E.M Trùn làm sạch môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi:
- Tương tác giữa E.M với con trùn tạo ra một cộng đồng vi khuẩn có lợi, phát triển, nhân rộng trong đường ruột tôm, giúp chuyển hoá tốt các chất dinh dưỡng có trong con trùn, trong thức ăn vào con tôm, nâng cao tác dụng của các nguyên tố vi luợng trong con trùn: Zn, Selenium … làm tăng sản sinh kháng thể, tăng năng lực sát khuẩn, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm nuôi.
- Lượng E.M Trùn tan ra môi trường sẽ xảy ra các phản ứng bảo vệ môi trường từ các vi khuẩn trong E.M Trùn, trong đó vi khuẩn quang hợp được xem là xương sống của hệ thống, nó tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2, H2O làm thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn sinh sôi, phát triển, sống cộng sinh với nhau để phân hủy khí độc, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường.
b. Phản ứng tạo Biofloc từ E.M Trùn làm thức ăn cho tôm, làm sạch môi trường:
Trong E.M Trùn, tỷ lệ C:N = 38,67:1 – 39,65:1, ( > 12,5:1 ), tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chuyển hóa amonium độc hại trong ao nuôi thành sinh khối vi khuẩn, các vi khuẩn này rất giàu đạm, kết dính lại với nhau hình thành các cụm Biofloc trôi nổi trong nước, nó vừa làm thức ăn cho tôm vừa làm sạch môi trường ngay trong quá trình cho ăn, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm, giúp tôm khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn. Trong suốt vụ nuôi không cần thay nước vẫn đảm bảo môi trường trong sạch, nếu mức nước hạ thấp chỉ cần bơm thêm nước từ giếng khoang, duy trì độ sâu mức nước 1,2 – 1,8 m để ổn định các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi ( Nhiệt độ, pH, độ kiềm, Ôxy hòa tan ... ).
3. Bước 3: Duy trì Biofloc phát triển, làm sạch môi trường, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm.
Định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần bón E.M Trùn để bảo vệ môi trường ao nuôi, liều lượng 2 – 4 lít/1.000 m3, cho tôm ăn đều đặn “ Thức ăn + E.M Trùn ” duy trì Biofloc phát triển. Trong vụ nuôi, nguồn được chạy liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, duy trì các cụm Biofloc xử lý khí độc NH3, NO2-, vi khuẩn quang hợp trong E.M Trùn xử lý mạnh mẽ H2S. Như vậy các vi khuẩn trong E.M Trùn xử lý triệt để các chất độc hại trong ao nuôi làm môi trường trong sạch, tôm khỏe mạnh, khó bị nhiễm bệnh, khó bộc phát bệnh ngay cả trường hợp có mầm bệnh trong mô cơ của tôm nuôi.
* Kết quả vụ nuôi: Tuy tôm nuôi bị bệnh dịch, lây lan trên khắp các vùng nuôi, vụ nuôi, đối tượng nuôi nhưng hộ tham gia thực hiện vẫn đạt hiệu quả cao, bền vững, cụ thể như sau:
* Năm 2015:
- Đối tượng nuôi: Tôm Chân trắng.
- Ngày xuống giống: 01/8/2015.
- Số lượng giống thả: 880.000 con.
- Ngày thu hoạch: 26/10/2015.
- Sản lượng: 9,05 tấn.
- Cỡ tôm thu hoạch: 90 con/kg.
- Giá bán: 102.000 đồng/kg.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn: FCR: 1,1.
- Tỷ lệ sống: 92,5%.
- Doanh thu: 923.100.000 đồng.
- Hiệu quả: Lãi 421 triệu đồng.
* Năm 2016:
- Đối tượng nuôi: Tôm Chân trắng.
- Ngày xuống giống: 25/01/2016.
- Số lượng giống thả: 600.000 con, trong đó: Ao 1: 310.000 con, ao 2: 290.000 con. Công ty Canavet hỗ trợ thêm 20.000 con tôm giống thả hết vào ao lớn ( ao 1 ).
- Ngày thu hoạch: 10/5/2016.
- Sản lượng: 10 tấn, trong đó: Ao 1: 5,5 tấn, ao 2: 4,5 tấn.
- Cỡ tôm thu hoạch: Ao 1: 60 con/kg, ao 2: 60 con/kg.
- Giá bán: Ao 1: 140.000 đồng/kg, ao 2: 140.000 đồng/kg.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn: FCR ao 1: 1,35, ao 2: 1,3.
- Tỷ lệ sống: Ao 1: 100%, ao 2: 93,1%.
- Doanh thu: 1,4 tỷ đồng, trong đó: Ao 1: 770 triệu đồng, ao 2: 630 triệu đồng.
- Hiệu quả: Lãi 550 triệu đồng, trong đó: Ao 1: Lãi 300 triệu đồng, ao 2: 250 triệu đồng.
Ông Phan Văn Đoàn cho biết: Thực hiện giải pháp, nhận thấy quy trình đáp ứng tốt 3 yêu cầu cơ bản của nghề nuôi tôm trong giai đoạn hiện nay:
- Trong suốt vụ nuôi không cần thay nước chỉ thêm nước để giữ độ sâu mức nước phù hợp ( 1,2 – 1,8 m ), môi trường vẫn trong sạch, ổn định, khí độc không có, rất thấp.
- Tôm khỏe mạnh cho dù thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài.
- Tôm ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn, hệ số chuyển đổi thức ăn thấp.
Qua các năm thực hiện chúng tôi nhận thấy: Nghề nuôi tôm ở Phú Yên phát triển đã lâu, hơn 30 năm với công nghệ nuôi truyền thống ( công nghệ sử dụng vi tảo ), đã tích lũy nhiều bùn đen bên dưới nền đáy ao nuôi, lớp bùn này rất độc, thiếu ôxy, chứa nhiều chất độc: H2S, NH3, NO2- …, nó tác động lên nước làm giảm chất lượng nước ao nuôi. Chất lượng nước giảm, nền đáy ao nuôi dơ bẩn làm con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng trưởng giảm, tôm dễ bị bệnh, chết hàng loạt. Trong điều kiện hiện nay, bà con nuôi tôm ở ao đất nên áp dụng công nghệ Semi Biofloc ( làm sạch môi trường bằng vi tảo và hệ thống biofloc ), đối với các ao nuôi tôm kiên cố, trải bạt, bà con nên áp dụng công nghệ Biofloc ( làm sạch môi trường bằng hệ thống biofloc ), nuôi ít thay nước, chỉ thêm nước bổ sung khi cần vì các vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn đã xử lý các chất độc hại ngay trong quá trình cho tôm ăn. Trong tương lai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể sẽ có nhiều khó khăn khốc liệt hơn, khô hạn, thiếu nước nhưng nếu 100% bà con trong vùng đều thực hiện tốt công nghệ này, tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung, hạn chế xả nước, thay nước sẽ làm môi trường toàn vùng nuôi trong sạch, chọn giống sạch ( tôm bố mẹ nên có nguồn gốc từ Hawaii ) chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao, bền vững, hiệu quả cho vụ này, vụ sau, cho đời này, đời sau, góp phần thực hiện tốt Chương trình phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay ■
KS. Huỳnh Văn Vũ
Trạm KNKN TP Tuy Hòa
Trạm KNKN TP Tuy Hòa