Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè Thu.
Cây lúa rất dễ bị ngộ độc phèn, nhất là giai đoạn cây lúa còn nhỏ, phổ biến nhất là giai đoạn 10-30 ngày sau khi sạ.
Khi bị ngộ độc phèn cây lúa có các biểu hiện: màu lá hơi vàng, lá già xuất hiện các đốm màu nâu, sau đó lá trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam. Trường hợp bị nhiễm độc nặng, tất cả các lá chuyển sang màu nâu, những lá già bị rụi rất nhanh, cây lúa suy yếu và chết dần, cây lúa lùn và nở bụi rất kém, rễ có màu nâu đậm và xoắn lại làm cho cây lúa hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, nên cây lúa chậm phát triển.
Để đưa ra các giải pháp khắc phục ngộ độc phèn trên cây lúa vụ Hè Thu, Trạm đã thực hiện mô hình: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp cải tạo độ pH của đất sản xuất lúa bị nhiễm phèn tại Hòa Xuân Tây 2, TX. Đông Hòa, vụ Hè Thu,
Mô hình đã thực hiện trên 4 ruộng sản xuất lúa, mỗi ruộng 500m
2:
- Nghiệm thức 1: Sử dụng 30kg Biochar vỏ trấu/sào + lượng phân bón theo quy trình của người dân.
- Nghiệm thức 2: Sử dụng 30kg phân hữu cơ vi sinh sông gianh/sào + lượng phân bón theo quy trình của người dân
- Nghiệm thức 3: Sử dụng 25kg vôi/sào và canh tác lúa và bón phân theo quy trình của người dân
+ Nghiệm thức 4: không xử lý phèn, bón phân theo quy trình của người dân.
* Phương pháp theo dõi, đánh giá:
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất (thời gian sinh trưởng, chiều cao cây cuối cùng, số lá, số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, các chỉ tiêu về hình thái, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa).
- Tình hình gây hại của các loài sâu, bệnh hại chính trên lúa (sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, …) được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra sinh vật gây hại TCVN 13268-1:2021.
- Phân tích các chỉ tiêu về độ pH bằng dụng cụ Doctor Plant đại diện trên 5 điểm theo đường chéo góc tại các ruộng được lựa chọn cho nghiên cứu mô hình.
- Phân tích thành phần cơ giới của đất được lấy đại diện trên 5 điểm theo đường chéo góc tại các ruộng được lựa chọn cho nghiên cứu trước mô hình và trong khi thực hiện mô hình: lấy đất ở tầng mặt ruộng 0-15 cm, cho vào 1/3 họp nhựa trắng. đổ nước vào lắc đều để lắng qua đêm rồi quan sát các tầng của đất trong họp nhựa.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu trung bình đươc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016.
* Kết quả mô hình:
- Ở nghiệm thức xử lý bằng phân hữu cơ vi sinh cải tạo được thành phần cơ giới đất, tăng độ mùn tuy nhiên độ pH không có sự thay đổi nhiều.
- Ở nghiệm thức xử lý bằng vôi cải tạo rõ rệt độ pH của đất tuy nhiên thành phần cơ giới đất không có sự thay đổi.
- Như vậy, để cải tạo được cả độ pH và độ mùn của đất phải kết hợp cả bón vôi và phân hữu cơ. Tuy nhiên, như vậy sẽ nâng cao chi phí sản xuất vì vậy bón Biorchar vỏ trấu là giải pháp vừa cải thiện được độ pH vừa cải tạo được độ mùn cho đất.
Ruộng chưa xử lý Ruộng xử lý Biorchar vỏ trấu
Ruộng xử lý phân hữu cơ vi sinh Ruộng xử lý vôi
- Các biện pháp xử lý phèn đều cải tạo đất, khắc phục tình trạng đất sản xuất lúa bị chua, phèn.
- Qua việc đánh giá các biện pháp xử lý đất sản xuất lúa ở Hòa Xuân Tây 2 bị nhiễm phèn, cho thấy xử lý phèn bằng vỏ trấu biorchar và phân hữu cơ vi sinh mang lại hiệu quả cao hơn trong cải tạo đất, trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tuy nhiên, biorchar vỏ trấu ở dạng vỏ trấu hun còn nguyên, lâu phân hủy hơn nên hiệu quả trong thời gian dài, ít nhất là 2 vụ nên biện pháp xử dụng biorchar vỏ trấu là biện pháp hiệu quả nhất trong cải tạo đất, giảm lượng phèn, cải tạo độ dinh dưỡng của đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Còn việc sử dụng vôi bột đem lại hiệu quả nâng độ pH làm giảm phèn cho đất nhanh nên nhiều người nông dân đang áp dụng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng vôi bột xử lý đất gặp một số khó khăn:
+ Nếu bón ít vôi và vôi không được trộn đều trong đất hiệu quả cải tạo đất thấp. Ngược lại nếu bón quá nhiều vôi làm cho đất bị chai cứng, khả năng giữ phân không tốt trong điều kiện người nông dân chỉ chú trọng sử dung phân hóa học. Thực tế, trên ruộng bị phèn một số nông dân hay sử dụng vôi rải trên ruộng khi cây lúa ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, làm trắng lá lúa nên ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây lúa.
+ Bón vôi thì phải để thời gian sau 1 tuần mới sử dụng phân hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vì vôi là chất có tính kiềm mạnh có thể trung hòa nhiều chất hóa học, làm giảm hiệu quả của phân bón và thuốc BVTV nếu dùng chung với vôi.
Tác giả: Võ Thị Thấm - Chi cục Trồng trọt và BVTV