THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TUẦN THỨ 35

28/08/2024 02:46
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Trong tuần ngày nắng nóng, có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, gió tây nam hoạt động nhẹ. Nhiệt độ không khí thấp nhất 25 – 28OC, cao nhất 34 – 37OC, ẩm độ 65 - 70%.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)
TT Loại cây
trồng
Kế hoạch
(ha)
DT gieo
trồng (ha)
DT còn trên đồng (ha) DT đã thu hoạch (ha) Ước
năng
suất
(tạ/ha)
Giai đoạn sinh trưởng
1 Lúa vụ Hè Thu 2024 24.500 1.118 0 1.118 55 - Trà sớm: Thu hoạch xong
20.439,8 17.457,8 2.982 69 - Trà CV:
Chín sữa – Thu hoạch
3.187,8 3.187,8     - Trà muộn: Đòng – Chín sữa
2 Lúa vụ Mùa 2024 4.000 2.376 2.376     Mạ - đẻ nhánh
3 Cây ngô 4.200 2.477 493 1.984 55 Cây con –TH
4 Rau các loại 7.300 4.565 1.715 2.850 155 Cây con –TH
5 Đậu các loại 4.000 2.196 982 1.214 13 Cây con - TH
6 Mía NV 2024 - 2025 24.300 28.801 28.801     Đẻ nhánh – Vươn lóng
7 Sắn NV 2024 - 2025 26.000 22.586,5 22.586,5  
 
  PTTL - TLTB
8 Lạc 600 303 2 301   Quả non – TH
9 Sen   254 254 90   Kiến thiết – TH
10 Dưa hấu   750 89 661 300 Cây con - TH
 
* Cơ cấu giống
- Lúa vụ Hè Thu 2024: MT10, ĐV108, ML232, Đài Thơm 8, PY10, ...
- Lúa vụ Mùa 2024: ML48,ML49, DV108…
- Cây ngô: MAX68, HN88, NK88, ADI 601…
- Cây mía niên vụ 2023 – 2024 và 2024 -2025: KK3, K88-92, K83-29…
- Cây sắn niên vụ 2024 – 2025: KM94, KM419, KM140, …
- Cây lạc: Lỳ Tây Nguyên, LDH01, lạc sẻ, TB25.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa
* Lúa vụ Hè Thu 2024:
- Bệnh khô vằn gây hại tổng 390,8 ha, GĐST trỗ - thu hoạch. Giảm 12,8 ha so với kỳ trước. Trong đó:
+ 328 ha dưới nhiễm, tỷ lệ bệnh (TLB) 1 – 9% dảnh, tại huyện Sơn Hòa (1,5 ha), Tây Hòa (240 ha), Phú Hòa (17 ha), Tuy An (19 ha), TP. Tuy Hòa (07 ha) và TX. Đông Hòa (45 ha). Giảm 10,3 ha so với kỳ trước.
+ 62,8 ha nhiễm nhẹ, TLB 10 - 20% dảnh, tại các huyện Tây Hòa (60 ha) và Tuy An (2,8 ha). Giảm 2,5 ha so với kỳ trước.
- Chuột gây hại tổng 107,7 ha, GĐST chín sữa – thu hoạch tại TX. Đông Hòa. Giảm 10,3 ha so với kỳ trước, cụ thể:
+ 73,7 ha dưới mức nhiễm, tỷ lệ hại (TLH) 2% đòng. Tương đương so với kỳ trước.
+ 35 ha nhiễm nhẹ, TLH 2,5 - 4% đòng. Tăng 01 ha so với kỳ trước.
- Bệnh thối thân gây hại tổng 54,5 ha, GĐST chín sữa – thu hoạch. Giảm 15 ha so với kỳ trước. Trong đó:
+ 22 ha dưới mức nhiễm, TLH 2 - 3% dảnh tại các huyện Tuy An (12 ha) và Phú Hòa (10 ha). Giảm 13 ha so với kỳ trước.
+ 32,5 ha nhiễm nhẹ, TLH 5 – 9% dảnh tại huyện Tuy An (2,5 ha) và Tây Hòa (30 ha). Giảm 02 ha so với kỳ trước.
- Sâu đục thân gây hại tổng 59,7 ha, GĐST chín sữa – thu hoạch. Giảm 29,5 so với kỳ trước. Trong đó:
+ 38 ha dưới mức nhiễm, TLH 0,5 - 2% bông bạc tại huyện Tây Hòa (30 ha) và TX. Đông Hòa (08 ha). Giảm 20 ha so với kỳ trước.
+ 21,7 ha ( 11,5 ha nhiễm nhẹ, TLH 2,5 - 5% bông bạc; 09 ha nhiễm trung bình, TLH 6 - 10% bông bạc; 1,2 ha nhiễm nặng, TLH 11 - 20% bông bạc) huyện Tây Hòa (20,2 ha) và TX. Đông Hòa (1,5 ha). Giảm 9,5 ha so với kỳ trước.
- Bệnh thối bẹ gây hại tổng 31 ha, GĐST chín sữa – chín sáp tại TX. Đông Hòa. Tăng 06 ha so với kỳ trước. Trong đó:
+ 25 ha dưới mức nhiễm, TLH 3% dảnh. Tăng 05 ha so với kỳ trước.
+ 06 ha nhiễm nhẹ, TLH 5% dảnh. Tăng 01 ha so với kỳ trước.
- Bệnh đen lép hạt gây hại tổng 43,7 ha, GĐST chín sữa - chín sáp. Giảm 15,6 ha so với kỳ trước. Trong đó:
+ 41,5 ha dưới nhiễm, TLB 1 – 4% hạt, tại huyện Tuy An (14 ha), Đồng Xuân (2,5 ha), Sơn Hòa (06 ha), Phú Hòa (09 ha) và Sông Hinh (10 ha). Giảm 07 ha so với kỳ trước.
+ 2,2 ha nhiễm nhẹ, TLB 5 - 10% hạt, tại huyện Tuy An. Giảm 8,6 ha so với kỳ trước.
- Rầy gây hại 147 ha, mật độ (MĐ) 100 - 700 con/m2, GĐST chín sữa – thu hoạch. Giảm 17 ha so với kỳ trước. Trong đó:
+ 146 ha dưới mức nhiễm, MĐ 100 - 450 con/m2 tại các huyện Tây Hòa (120 ha), Phú Hòa (18 ha) và TP. Tuy Hòa (08 ha). Giảm 18 ha so với kỳ trước.
+ 01 ha nhiễm nhẹ, MĐ 500 - 700 con/m2 tại huyện Phú Hòa. Tăng 01 ha so với kỳ trước.
- Bệnh bạc lá gây hại rải rác 04 ha dưới mức nhiễm, TLB  2 – 4% lá, GĐST đòng – trỗ tại huyện Sông Hinh. Giảm 02 ha so với kỳ trước.
- Bọ xít đen gây hại 91 ha dưới mức nhiễm, MĐ 0,5 – 8 con/m2, GĐST trỗ – chín hoàn toàn tại các huyện Tây Hòa (50 ha), Phú Hòa (10 ha), TX. Đông Hòa (27 ha) và TP. Tuy Hòa (04 ha). Giảm 11 ha so với kỳ trước.
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại 8,7 ha dưới mức nhiễm, MĐ 1 – 3 con/m2, GĐST đòng– chín sữa tại huyện Sông Hinh (03 ha) và TX. Đông Hòa (5,7 ha). Giảm 9,6 ha so với kỳ trước.
* Lúa vụ Mùa 2024:
- Sâu cuốn lá gây hại 05 ha dưới mức nhiễm, MĐ 5 - 7 con/m2, GĐST đẻ nhánh tại Xuân Bình, Xuân Lộc, TX. Sông Cầu.
- Chuột gây hại 03 ha dưới nhiễm, TLH 2 - 3% dảnh, GĐST đẻ nhánh tại Xuân Bình, Xuân Lộc, Xuân Phương, TX. Sông Cầu.
2. Cây rau các loại
- Bệnh thối nhũn gây hại trên hành lá dưới mức nhiễm 3,2 ha, TLB 1 – 2% cây, GĐST phát triển thân lá tại các xã Hòa Kiến, Bình ngọc của TP. Tuy Hòa. Giảm 0,2 ha so với kỳ trước.
- Bọ nhảy gây hại trên rau cải xanh 02 ha dưới mức nhiễm, TLH 1 – 2% cây, GĐST phát triển thân lá tại các xã Hòa Kiến 1, Bình ngọc của TP. Tuy Hòa. Giảm 0,5 ha so với kỳ trước.
3. Cây ngô
Sâu keo mùa thu gây hại tổng 07 ha, GĐST 03 đến 07 lá – thu hoạch. Giảm 0,2 so với kỳ trước, trong đó:
+ 4,8 ha dưới mức nhiễm, MĐ 0,2 – 1 con/m2, tại huyện Tây Hòa (02 ha), TP. Tuy Hòa (2,5 ha) và TX. Đông Hòa (0,3 ha). Tương đương so với kỳ trước.
+ 2,2 ha nhiễm nhẹ, MĐ 2 - 4 con/m2, tại các huyện Sông Hinh (01 ha), Phú Hoà (01 ha) và Tuy An (0,2 ha). Giảm 0,2 ha so với kỳ trước.
4. Cây lạc
Bệnh đốm nâu, gỉ sắt, sâu cuốn lá gây hại rải rác dưới mức nhiễm tại các xã An Mỹ, An Thọ, huyện Tuy An.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cây lúa
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít đen, bệnh khô vằn, thối thân, đen lép hạt … tiếp tục phát sinh gây hại trên trà chính vụ và trà muộn của lúa Hè Thu 2024.
- Chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, sâu đục thân … phát sinh gây hại trên lúa vụ Mùa 2024.
2. Cây rau
Bọ nhảy, sâu tơ, bệnh thối nhũn vi khuẩn, sâu ăn lá, … gây hại trên cây hành lá, rau thập tự và rau cải ăn lá các loại.
3. Cây ngô
Sâu keo mùa Thu, sâu đục trái … phát sinh gây hại trên cây ngô giai đoạn cây con – hạt sữa tại các địa phương.
4. Cây lạc
Bệnh gỉ sắt, đốm nâu, sâu khoang, sâu cuốn lá … phát sinh gây hại tại các địa phương có trồng lạc của huyện Tuy An.
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Trong tuần thời tiết ngày nắng, xen kẽ có mưa rải rác, đề nghị các Trạm Trồng trọt và BVTV (Trạm) tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; giai đoạn sinh trưởng của cây trồng; diễn biến phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại; tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại, thông báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống SVGH đến các địa phương, người nông dân kịp thời.
1. Cây lúa
- Đề nghị các Trạm tiếp tục phối hợp các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh, gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
- Các Trạm: Tây Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, Tuy Hòa và Sông Hinh tiếp tục điều tra, theo dõi tình hình bọ xít đen gây hại, hướng dẫn địa phương và người nông dân phòng trừ.
- Các Trạm: Tây Hòa, Phú Hòa và Tuy Hòa chú ý theo dõi tình hình rầy nâu và rầy lưng trắng phát sinh gây hại lúa giai đoạn chín sữa – chín hoàn toàn.
2. Cây rau
Đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo nông dân áp dụng sản xuất rau theo đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGAP, hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và theo nguyên tắc 4 đúng ...
3. Cây ngô
Tiếp tục áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020. Ngoài ra, theo dõi sâu xám, bệnh đốm lá.
4. Cây lạc
Tiếp tục chăm sóc, theo dõi sinh vật gây hại để có biện pháp phòng, chống kịp thời./.
Tác giả: Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên
Quảng cáo