Phát huy tinh thần người nông dân ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực cập nhật những kiến thức mới, kỹ thuật mới, thị trường mới và ghi nhận những kinh nghiệm chia sẻ từ thành công thực hiện mô hình tại các tỉnh bạn là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình tổ chức các chuyến đi học tập ngoài tỉnh hằng năm của Trung tâm Khuyến nông Phú Yên.
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đều tổ chức ít nhất một chuyến đi học tập ngoài tỉnh hàng năm dành cho nhiều đối tượng tham gia. Và đến năm 2024, đối tượng tham gia được chú trọng nhất đó là những người nông dân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhu cầu tiếp thu những mô hình mới, những cách làm mới mang lại hiệu quả cao.
Với phẩm chất của người nông dân Phú Yên luôn có tinh thần ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực cập nhật những kiến thức mới, kỹ thuật mới, thị trường mới; ở đâu có mô hình triển khai có hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương thì họ sẽ đến tham quan học tập kinh nghiệm chia sẻ của chính người trong cuộc; bởi vậy, khi người nông dân được chọn tham gia vào những chuyến đi học tập ngoài tỉnh do Trung tâm Khuyến nông tổ chức, họ rất hồ hởi để được trực tiếp “mắt thấy, tai nghe, tay sờ” những mô hình tiên tiến ở các tỉnh bạn.
Chỉ trong 2 tháng (tháng 7 và tháng 8/2024), Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức hai chuyến đi học tập ngoài tỉnh cho 40 nông dân tại các huyện Sông Hinh, Tây Hoà, Sơn Hoà, Phú Hoà và Tp. Tuy Hoà với nội dung chính là: Học tập mô hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn trái tại tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk và Học tập mô hình sản xuất, tiêu thụ tại các vùng trồng rau an toàn, hoa và cây cảnh tại tỉnh Lâm Đồng. Mỗi chuyến đi kéo dài trong 04 ngày học tập.
Thực hiện đề án xây dựng vùng cây ăn quả gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt tại Quyết định số 1914/QĐ-UBND ngày 28/12/2021, trong đó sầu riêng là một trong những đối tượng cây trồng được chú trọng phát triển, dặc biệt là ở huyện Sông Hinh, vì đây là vùng đất có khí hậu đặc thù giao thoa giữa vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, có địa hình và thổ nhưỡng thích hợp trồng cây sầu riêng, hướng đến phát triển hình thành vùng chuyên canh cây sầu riêng của tỉnh. Đến với vùng đất có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất nước là tỉnh Đăk Lăk và tiếp theo đi qua tỉnh Gia Lai lân cận, hai mươi nông dân trồng cây ăn quả của huyện Sông Hinh được tham quan học tập tìm hiểu, cập nhật những kiến thức mới nhất về trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả (đặc biệt là cây sầu riêng), các phương pháp sản xuất hiệu quả tiên tiến từ những mô hình thành công; giúp nông dân hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện quy trình từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến tiêu thụ để áp dụng vào canh tác và quản lý nông nghiệp, cập nhật kỹ thuật mới trong sử dụng hệ thống che chắn gió, hệ thống tưới tiết kiệm, thông minh… hữu ích và thành công; tạo cơ hội giúp nông dân kết nối được với các đơn vị tư vấn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn tại các tỉnh Tây Nguyên.
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đều tổ chức ít nhất một chuyến đi học tập ngoài tỉnh hàng năm dành cho nhiều đối tượng tham gia. Và đến năm 2024, đối tượng tham gia được chú trọng nhất đó là những người nông dân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp có nhu cầu tiếp thu những mô hình mới, những cách làm mới mang lại hiệu quả cao.
Với phẩm chất của người nông dân Phú Yên luôn có tinh thần ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực cập nhật những kiến thức mới, kỹ thuật mới, thị trường mới; ở đâu có mô hình triển khai có hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương thì họ sẽ đến tham quan học tập kinh nghiệm chia sẻ của chính người trong cuộc; bởi vậy, khi người nông dân được chọn tham gia vào những chuyến đi học tập ngoài tỉnh do Trung tâm Khuyến nông tổ chức, họ rất hồ hởi để được trực tiếp “mắt thấy, tai nghe, tay sờ” những mô hình tiên tiến ở các tỉnh bạn.
Chỉ trong 2 tháng (tháng 7 và tháng 8/2024), Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức hai chuyến đi học tập ngoài tỉnh cho 40 nông dân tại các huyện Sông Hinh, Tây Hoà, Sơn Hoà, Phú Hoà và Tp. Tuy Hoà với nội dung chính là: Học tập mô hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn trái tại tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk và Học tập mô hình sản xuất, tiêu thụ tại các vùng trồng rau an toàn, hoa và cây cảnh tại tỉnh Lâm Đồng. Mỗi chuyến đi kéo dài trong 04 ngày học tập.
Thực hiện đề án xây dựng vùng cây ăn quả gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt tại Quyết định số 1914/QĐ-UBND ngày 28/12/2021, trong đó sầu riêng là một trong những đối tượng cây trồng được chú trọng phát triển, dặc biệt là ở huyện Sông Hinh, vì đây là vùng đất có khí hậu đặc thù giao thoa giữa vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, có địa hình và thổ nhưỡng thích hợp trồng cây sầu riêng, hướng đến phát triển hình thành vùng chuyên canh cây sầu riêng của tỉnh. Đến với vùng đất có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất nước là tỉnh Đăk Lăk và tiếp theo đi qua tỉnh Gia Lai lân cận, hai mươi nông dân trồng cây ăn quả của huyện Sông Hinh được tham quan học tập tìm hiểu, cập nhật những kiến thức mới nhất về trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả (đặc biệt là cây sầu riêng), các phương pháp sản xuất hiệu quả tiên tiến từ những mô hình thành công; giúp nông dân hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện quy trình từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến tiêu thụ để áp dụng vào canh tác và quản lý nông nghiệp, cập nhật kỹ thuật mới trong sử dụng hệ thống che chắn gió, hệ thống tưới tiết kiệm, thông minh… hữu ích và thành công; tạo cơ hội giúp nông dân kết nối được với các đơn vị tư vấn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn tại các tỉnh Tây Nguyên.
Tham quan học tập mô hình trồng sầu riêng tại tỉnh Đăk Lăk
Đến với tỉnh Lâm Đồng, tỉnh cao nguyên có rất nhiều lợi thế về trồng rau, hoa do khí hậu mát mẻ, có nghề trồng hoa, rau mang thương hiệu nổi tiếng trên cả nước; ở đây, nông dân được tham quan học tập một số mô hình tiêu biểu như: mô hình trồng rau, củ quả an toàn, ứng dụng công nghệ cao của HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến; mô hình sản xuất cây cúc giống, trồng hoa cúc ứng dụng công nghệ cao tại Làng Hoa Thái Phiên, phường 12, TP. Đà Lạt; mô hình trồng hoa, cây cảnh tại Nguyễn Gia Farm và mô hình trồng dâu, nuôi tằm thuộc làng nghề trồng dâu, nuôi tằm tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. Qua học tập thực tế các mô hình đã tham quan, nông dân thấy được rằng để mô hình thực hiện có hiệu quả, duy trì và phát triển thì các khâu trong xuyên suốt quá trình sản xuất như: vốn đầu tư, nguồn giống, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thân thiện với môi trường, đầu ra của sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng,… là cả một chuỗi có sự liên kết với nhau không tách rời, làm tốt khâu này sẽ bổ trợ cho khâu khác tạo sự đồng bộ trong sản xuất mới đi đến được kết quả cuối cùng đó là gia tăng giá trị kinh tế, tạo được niềm tin của người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu bền vững. Đặc biệt phải nhạy bén tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có hiệu quả dần dần cải thiện các quy trình kỹ thuật canh tác truyền thống và phù hợp với điều kiện kinh tế sản xuất của mỗi người, mỗi địa phương như: Sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ dần thay thế hóa chất độc hại, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, trồng trong nhà kính giúp quản lý các loại dịch hại hiệu quả; áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, hệ thống truy xuất nguồn gốc….
Tham quan học tập mô hình trồng hoa, cây cảnh tại Nguyễn Gia Farm
Tham quan học tập mô hình trồng rau, củ quả an toàn, ứng dụng công nghệ cao tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến
Qua chuyến đi học tập ngoài tỉnh thực tế có ý nghĩa rất thiết thực, nông dân trực tiếp “mắt thấy, tai nghe, tay sờ” đã tiếp thu được rất nhiều cách làm hay, những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích, thị trường tiêu thụ đối với cây ăn trái, rau, hoa và cây cảnh tại địa phương như mong đợi. Nông dân được trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hướng tháo gỡ khó khăn thường gặp phải trong canh tác cùng với tỉnh bạn, giúp nông dân chọn lọc các mô hình hiệu quả, phù hợp để áp dụng vào địa phương, tìm kiếm được các phương thức canh tác mới trên các vùng miền, các phương pháp thực hiện nhằm tăng năng suất, giảm thiểu tác động và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức việc áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất và xúc tiến thương mại, từng bước xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả tại tỉnh.
Để những chuyến đi như thế này thành công như mong đợi, yêu cầu trước hết phải chọn lựa những người nông dân sản xuất đúng đối tượng với nội dung chuyến đi, người nông dân phải có niềm say mê, tìm tòi, “không cởi ngựa xem hoa”, biết ghi chép lại những điều thu thập được, biết nêu những thắc mắc gặp phải trong thực tiễn sản xuất ở địa phương, so sánh với các mô hình tiên tiến của tỉnh bạn từ đó rút ra hướng giải quyết … Ngoài ra hai yếu tố khác liên quan đến sự thành công của các chuyến đi là công tác chuẩn bị tốt, hết sức chi tiết của đội ngũ cán bộ khuyến nông liên quan và sự phối hợp, giúp đỡ nhiệt tình của anh chị em khuyến nông tỉnh bạn.
“Ngày mai bắt đầu từ hôm nay”. Tăng cường tổ chức những chuyến đi học tập các mô hình tiên tiến, thiết thực ngoài tỉnh cho những người nông dân là một hướng đi mà Trung tâm Khuyến nông Phú Yên sẽ phát triển hơn nữa trong những năm đến./.
Tác giả: Huỳnh Yến Nhi - TTKN