Hiện có trên 20 làng nghề đang tồn tại trên địa bàn tỉnh với sự đa dạng các loại ngành nghề khác nhau trước mắt đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lớn lao động như: Làng nghề đan lát Vinh Ba, huyện Tây Hòa; làng nghề bún Định Thành, huyện Phú Hòa; làng nghề bánh tráng Hòa Đa, huyện Tuy An; làng nghề nước mắm Gành Đỏ, thị xã Sông Cầu; làng nghề rượu Quán Đế, thị xã Sông Cầu; làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân 1, huyện Tuy An; làng nghề rau và hoa Ngọc Phước 2, thành phố Tuy Hòa; làng nghề trồng dâu nuôi tằm Mỹ Thạnh Tây, huyện Tây Hòa; làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm, thị xã Sông Cầu; làng nghề bánh tráng Long Bình, thị trấn La Hai; làng nghề đan lát Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân … Đặc biệt việc khôi phục, bảo tồn một số làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền như: làng nghề dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân; nghề làm gốm ở thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An; nghề làm rượu cần từ men lá cây của người Ê Đê, huyện Sông Hinh ...
Các làng nghề ở Phú Yên hiện nay đang thu hút khoảng gần 23.000 lao động thường xuyên và không thường xuyên. Các làng nghề còn góp phần khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, nghề bó chổi, nghề dệt chiếu,…
Có thể nhận thấy việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đã giúp khôi phục lại không gian văn hóa làng, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong vùng.
Bên cạnh những thành công về phát triển làng nghề thì hiện nay các làng nghề truyền thống cũng không tránh khỏi câu chuyện gặp rất nhiều khó khăn trong: việc duy trì hoạt động, định hướng thị trường, giải pháp cho phát triển lâu dài; phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm, thương hiệu hàng hóa công nghiệp... Một số vấn đề chung mà các làng nghề truyền thống ở Phú Yên đang gặp như:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh của các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu theo hộ gia đình, trình độ quản lý của các chủ hộ còn hạn chế, vốn đầu tư thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, thị trường đầu ra khó khăn, nhất là xuất khẩu. Liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề, liên kết với doanh nghiệp còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, chưa hình thành các mô hình sản xuất phát triển bền vững.
- Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú; chất lượng một số loại sản phẩm còn thấp, chưa ổn định; sự biến động của thị trường, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa.
- Hệ thống hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch làng nghề như: đường giao thông chưa đáp ứng được các phương tiện vận chuyển lớn; điện, nước, nhà vệ sinh còn thiếu; chưa có khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc địa điểm giới thiệu chưa “đắc địa”, hoặc việc trưng bày chưa bắt mắt, chưa hút khách.
- Chưa có nhiều làng nghề kết hợp du lịch trải nghiệm cho khách nước ngoài, tỉnh ngoài hoặc gây tò mò, hứng thú cho khách thành phố.
- Hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu nhằm tôn vinh các giá trị của làng nghề đến với bạn bè trong nước, quốc tế chưa được chú trọng do liên kết giữa các làng nghề, các địa phương với công ty du lịch trong việc phối hợp quảng bá, khai thác các giá trị của làng nghề còn yếu.
- Kinh phí hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề của địa phương còn hạn chế.
Đứng trước những thực trạng của làng nghề truyền thống trong tỉnh hiện nay, chúng tôi mạo muội nêu lên một số hướng như sau:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong việc xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
- Quan tâm phát triển thị trường cho các sản phẩm ngành nghề, làng nghề nông thôn: Sở Công Thương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khu vực làng nghề nông thôn tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của làng nghề thông qua các hình thức như quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước. Tạo thị trường tại chỗ cho các làng nghề phát triển sản xuất. Từng bước hoàn thiện hệ thống chợ, hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, để mua, bán, phát hiện nhu cầu; gắn sản xuất với các loại hình du lịch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các hoạt động mua bán trên thị trường.
- Đầu tư xây dựng thương hiệu cho làng nghề: Các làng nghề cần đăng ký thương hiệu, tổ chức liên doanh liên kết, thu hút các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia sản xuất những sản phẩm với chất lượng cao, giữ vững thương hiệu và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người sản xuất về giá trị của thương hiệu. Cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia, liên kết các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh thương mại; trao đổi, rút kinh nghiệm, phân công hợp tác sản xuất giúp nhau thông tin về khoa học công nghệ và thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.
- Các địa phương quy hoạch diện tích đất dành cho việc chuyên canh nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác của các làng nghề để người dân tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành sản xuất sản phẩm.
- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề: Các đơn vị, địa phương ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề để đầu tư trang bị máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật.
- Việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)./.
Các làng nghề ở Phú Yên hiện nay đang thu hút khoảng gần 23.000 lao động thường xuyên và không thường xuyên. Các làng nghề còn góp phần khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, nghề bó chổi, nghề dệt chiếu,…
Có thể nhận thấy việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đã giúp khôi phục lại không gian văn hóa làng, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong vùng.
Bên cạnh những thành công về phát triển làng nghề thì hiện nay các làng nghề truyền thống cũng không tránh khỏi câu chuyện gặp rất nhiều khó khăn trong: việc duy trì hoạt động, định hướng thị trường, giải pháp cho phát triển lâu dài; phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm, thương hiệu hàng hóa công nghiệp... Một số vấn đề chung mà các làng nghề truyền thống ở Phú Yên đang gặp như:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh của các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu theo hộ gia đình, trình độ quản lý của các chủ hộ còn hạn chế, vốn đầu tư thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, thị trường đầu ra khó khăn, nhất là xuất khẩu. Liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề, liên kết với doanh nghiệp còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, chưa hình thành các mô hình sản xuất phát triển bền vững.
- Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú; chất lượng một số loại sản phẩm còn thấp, chưa ổn định; sự biến động của thị trường, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa.
- Hệ thống hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu phát triển du lịch làng nghề như: đường giao thông chưa đáp ứng được các phương tiện vận chuyển lớn; điện, nước, nhà vệ sinh còn thiếu; chưa có khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc địa điểm giới thiệu chưa “đắc địa”, hoặc việc trưng bày chưa bắt mắt, chưa hút khách.
- Chưa có nhiều làng nghề kết hợp du lịch trải nghiệm cho khách nước ngoài, tỉnh ngoài hoặc gây tò mò, hứng thú cho khách thành phố.
- Hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu nhằm tôn vinh các giá trị của làng nghề đến với bạn bè trong nước, quốc tế chưa được chú trọng do liên kết giữa các làng nghề, các địa phương với công ty du lịch trong việc phối hợp quảng bá, khai thác các giá trị của làng nghề còn yếu.
- Kinh phí hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề của địa phương còn hạn chế.
Đứng trước những thực trạng của làng nghề truyền thống trong tỉnh hiện nay, chúng tôi mạo muội nêu lên một số hướng như sau:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong việc xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
- Quan tâm phát triển thị trường cho các sản phẩm ngành nghề, làng nghề nông thôn: Sở Công Thương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khu vực làng nghề nông thôn tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của làng nghề thông qua các hình thức như quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước. Tạo thị trường tại chỗ cho các làng nghề phát triển sản xuất. Từng bước hoàn thiện hệ thống chợ, hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, để mua, bán, phát hiện nhu cầu; gắn sản xuất với các loại hình du lịch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về các hoạt động mua bán trên thị trường.
- Đầu tư xây dựng thương hiệu cho làng nghề: Các làng nghề cần đăng ký thương hiệu, tổ chức liên doanh liên kết, thu hút các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia sản xuất những sản phẩm với chất lượng cao, giữ vững thương hiệu và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ người sản xuất về giá trị của thương hiệu. Cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành phần kinh tế tham gia, liên kết các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh thương mại; trao đổi, rút kinh nghiệm, phân công hợp tác sản xuất giúp nhau thông tin về khoa học công nghệ và thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.
- Các địa phương quy hoạch diện tích đất dành cho việc chuyên canh nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác của các làng nghề để người dân tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành sản xuất sản phẩm.
- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề: Các đơn vị, địa phương ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề để đầu tư trang bị máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất; đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật.
- Việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)./.
Tác giả: Ngô Thị Bích Diễm - TTKN