A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Liên kết trồng ớt chỉ thiên mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thc hin ch trương chuyn đi cơ cu cây trng gn vi tái cơ cu ngành Nông nghip, HTX Nông nghip dch v Hòa Hi (huyn Phú Hòa) đã xây dng thành công mô hình trng t ch thiên theo chui liên kết tiêu th, chế biến sn phm, giúp nông dân nâng cao thu nhp, an tâm trng t.

Từ mô hình liên kết trồng ớt chỉ thiên theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội đã chế biến sản phẩm tương ớt Đồng Cam đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Trng t theo tiêu chun VietGAP

Theo ông Phạm Tấn Thơ, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội, trước đây bà con nông dân trồng ớt trên địa bàn xã chủ yếu theo tập quán, kinh nghiệm, còn lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật quá mức, ảnh hưởng đến chất lượng ớt.

Năm 2022, HTX bắt đầu liên kết với các hộ dân trồng ớt chỉ thiên theo tiêu chuẩn VietGAP và bao tiêu đầu ra ổn định. Dưới sự tổ chức của HTX và hỗ trợ của chính quyền địa phương, hoạt động sản xuất của các hộ trồng ớt tại Hòa Hội từng bước chuyên nghiệp hóa, khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh, bà con nông dân tuân thủ đúng quy trình sản xuất sạch, bảo đảm chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

“Hiện có gần 20 hộ tham gia mô hình trồng ớt chỉ thiên với diện tích 50ha và dự định vụ tới sẽ tăng thêm 15-20ha. Điều đáng mừng nhất là HTX đã xây dựng được mã số vùng trồng và được cấp chứng nhận VietGAP”, ông Thơ cho biết.

Những năm trước đây, gia đình ông Trần Bình Trọng ở thôn Nhất Sơn còn loay hoay trong việc phát triển cây trồng phù hợp. Được HTX vận động tham gia chuỗi liên kết, ông Trọng quyết định chuyển đổi sang trồng chuyên canh giống ớt chỉ thiên.

Ông cho hay: Gia đình tôi có 5 sào ớt tham gia mô hình VietGAP. Trong quá trình chăm sóc, tôi sử dụng 100% phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; đồng thời áp dụng quy trình trồng ớt phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt và tưới phun sương. Nhờ đó, giảm thiểu đáng kể công chăm sóc, hạn chế cỏ dại, ít sâu bệnh hại, trái ớt khi thu hoạch có mẫu mã đẹp và cho năng suất cao hơn.

Ông Huỳnh Sa ở thôn Phong Hậu phấn khởi cho biết: Khi tham gia mô hình trồng ớt, gia đình tôi và các hộ trồng xung quanh được hỗ trợ về kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, gieo giống đến khi thu hoạch trái. Với diện tích hơn 2 sào đất, sau 3 tháng gieo trồng, cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt, cho trái sai, được HTX liên kết thu mua với giá từ 20.000-50.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, gia đình tôi kiếm lời được hơn 40 triệu đồng/sào.

Năng suất ớt được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt khoảng 20-25 tấn/ha, tăng khoảng 4 tấn/ha so với canh tác truyền thống. Trước hiệu quả mang lại, trong năm tới, các hộ dự định sẽ mở rộng diện tích trồng để cung ứng nguyên liệu cho HTX.

Xây dng nhãn hiu tương t Đng Cam

Ngoài việc hướng dẫn nông dân trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, hiện HTX Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội đã ký kết với Công ty TNHH Nông sản Khải Điền (TP Tuy Hòa) để cung cấp ớt nguyên liệu cho công ty. Cùng với đó, để xây dựng thành công chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, phát huy thế mạnh của vùng trồng, HTX đã đến HTX Mường Khương ở tỉnh Lào Cai để học tập công thức chế biến tương ớt rồi nghiên cứu, áp dụng làm ra sản phẩm tương ớt của địa phương.

Ông Phạm Tấn Thơ chia sẻ: Vào mùa thu hoạch rộ, giá bán ớt tươi thấp. Vì vậy, HTX thu mua ớt của bà con để chế biến tương ớt, tạo điều kiện cho các thành viên và người dân địa phương an tâm mở rộng diện tích trồng để tăng thu thập mà không còn lo được mùa mất giá. Ớt tươi sau khi thu hoạch sẽ được bỏ cuống, làm sạch, để ráo nước rồi xay cùng với tỏi cho vào thùng ủ khoảng 2 tháng và thường xuyên phải đảo thùng tương ớt từ 1 tới 2 lần/ngày để tránh hiện tượng lên men khi ủ ớt trong thời gian dài.

Theo ông Thơ, bình quân 1kg ớt, sau khi chế biến sẽ cho ra được hơn 4 chai tương ớt thành phẩm trọng lượng 270g, bán với giá 20.000 đồng/chai. Tương ớt được chế biến theo cách truyền thống luôn giữ được sắc đỏ đặc trưng, có vị rất cay, hương thơm nồng kèm chút vị chua, rất thích hợp làm gia vị trong chế biến các món ăn nên được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh chuộng mua về sử dụng.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hội cho biết: Sau khi HTX Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội làm đề án phát triển cây ớt chỉ thiên theo chuỗi giá trị, HĐND huyện Phú Hòa đã phê duyệt và có quyết định hỗ trợ cho đơn vị đầu tư xây dựng xưởng chế biến sản phẩm từ trái ớt với diện tích 40m2. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã thống nhất đề nghị của Sở KH&CN về việc cho phép HTX sử dụng địa danh Đồng Cam và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tương ớt Đồng Cam.

Đặc biệt mới đây, sản phẩm tương ớt Đồng Cam đã được Hội đồng thẩm định OCOP huyện Phú Hòa đánh giá và cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao

 

Mô hình liên kết sản xuất trồng ớt chỉ thiên của HTX Nông nghiệp dịch vụ Hòa Hội được UBND huyện đánh giá là phát triển đúng, phù hợp với thực tế tại địa phương, hài hòa lợi ích giữa HTX và bà con nông dân. HTX biết khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để đầu tư sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị bền vững, góp phần nâng cao kinh tế, cải thiện môi trường.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật