Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (tuần 25)

28/06/2019 04:43
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
- Nhiệt độ thấp nhất: 290C;
- Nhiệt độ cao nhất:  38 0C;
- Độ ẩm trung bình từ: 73 - 75%.
          Ngày nắng nóng gay gắt, mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, gió Tây Nam cấp 4-5.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
          * Lúa Hè Thu 2019: Đã gieo sạ 23.945,69 ha GĐST: Mạ - chín sữa.
- Trà sớm gieo sạ từ ngày 20/4 đến 19/5/2019 diện tích 760 ha. GĐST: Cuối đẻ nhánh – chín sữa.
- Trà chính vụ từ ngày 20/5 đến ngày 10/6/2019 diện tích 16.853 ha. GĐST: Đẻ nhánh – cuối đẻ nhánh.
- Trà muộn từ ngày 11/6/2019 đến nay diện tích 6.332,69 ha. GĐST: Mạ - đẻ nhánh.
          * Các cây trồng khác
- Mía: + Niên vụ 2018-2019: 27.984,9 ha. Giai đoạn sinh trưởng (GĐST): Chín– thu hoạch. Đã thu hoạch: 26.000 ha, NS: 60 tấn/ha
          + Niên vụ 2019-2020: 23.000 ha.  GĐST: Vươn lóng
- Sắn: + Niên vụ 2018-2019: 23.884 ha.  GĐST: Thu hoạch. Đã thu hoạch: 23.800ha, NS: 23 tấn/ha
           + Niên vụ 2019-2020: 24.000 ha.  GĐST: Phát triển thân, lá, củ
- Rau các loại: 2.750ha. GĐST: Sinh trưởng nhiều giai đoạn.
- Bắp: 3.847 ha. GĐST: Cây con – bắp non.
- Tiêu: 590 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
- Cao su: 4.205 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
- Điều: 521ha: GĐST: Kinh doanh
- Dừa: 1.351 ha. GĐST: Cây con - cho quả.
- Cà phê: 547ha: GĐST: Kiến thiết cơ bản – kinh doanh.
- Cây ăn quả: 5.250ha: GĐST: Kiến thiết cơ bản – kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
          1. Cây lúa: Tình hình sinh vật gây hại có các đối tượng chính sau:
- Chuột gây hại diện tích nhiễm 3,5 ha TLH 6%, GĐST đẻ nhánh ở huyện Đông Hòa.
- Sâu keo phát sinh gây hại diện tích 10 ha, mật độ 5-10con/m2, giai đoạn đẻ nhánh tại huyện Đồng Xuân.
- Ngoài ra còn có OBV, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đen lép hạt gây hại rải rác với tỷ lệ hại thấp.
          2. Cây rau các loại
- Cây hành: Bệnh thối nhũn gây hại 1,5 ha, TLB: 5-15% dảnh, giai đoạn phát triển thân lá, tại TP.Tuy Hòa.
- Cây cải: Bọ nhảy gây hại 01 ha, mật độ gây hại 11 con/m2, các giai đoạn phát triển, tại huyện Tuy An.
          3. Cây bắp: Sâu keo mùa thu gây hại diện tích 78,8 ha, trong đó: DT dưới nhiễm 0,2ha, mật độ 1 con/m; DT nhiễm nhẹ 60,6 ha, mật độ 2-4 con/m2; DT nhiễm TB 18 ha, mật độ 5-7 con/m2, GĐST cây con – thu hoạch, cụ thể:
- Đông Hòa: Sâu gây hại diện tích 0,2 ha, mật độ 1 con/m2, giai đoạn phát triển thân lá - chuẩn bị thu hoạch, tại xã Hòa Thành.
- Đồng Xuân: Sâu gây hại diện tích 24 ha, mật độ 2-4 con/m2, giai đoạn vươn lóng, tại xã Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Long, Xuân Sơn Nam.
- Phú Hòa: Sâu gây hại diện tích 1 ha, mật độ 2-4 con/m2, GĐST cây con – vươn lóng, tại xã Hòa An.
- Sông Hinh: Sâu gây hại diện tích 0,6 ha, mật độ 2-4 con/m2,GĐST vươn lóng, tại xã Sơn Giang.
- Tây Hòa: Sâu gây hại diện tích 20 ha, mật độ 2-7 con/m2, trong đó DT nhiễm nhẹ 12ha, mật độ 2-4con/m2; DT nhiễm trung bình 8 ha, mật độ 5-7 con/m2, giai đoạn cây con - vươn lóng, tại xã Sơn Thành Tây và Hòa Phong.
 - Tuy An: Sâu gây hại diện tích 33 ha, mật độ 3-7 con/m2, trong đó DT nhiễm nhẹ 23 ha, mật độ 3con/m2; DT nhiễm trung bình 10 ha, mật độ 7 con/m2, giai đoạn cây con - vươn lóng, tại xã An Định, An Dân.
4. Cây sn: 
- Nhện đỏ gây hại diện tích 1.012,4 ha, TLH 5-10%, giai đoạn phát triển thân lá củ, cụ thể:
                    + Đồng Xuân: Nhện gây hại DT nhiễm nhẹ 760 ha, TLH 5 – 10% lá.
                    + Sông Hinh: Nhện gây hại DT nhiễm nhẹ 250 ha, TLH 5 – 10% lá.
                    + Sơn Hòa: Nhện gây hại DT nhiễm nặng 2,4 ha, TLH 50 – 70% lá.
- Bệnh khảm lá virus gây hại với diện tích 290,8 ha, GĐST cây con – phát triển thân, cụ thể:
                    + Sông Hinh: Bệnh gây hại với diện tích 200 ha. Trong đó: DT nhiễm nhẹ 50 ha, TLB 5-15% cây; DT nhiễm TB 50 ha TLB 20 - 30 % cây; DT nhiễm nặng 100 ha TLB 70-100%, GĐST cây con - PT thân, lá tại các xã Sông Hinh, Đức Bình Đông, Ea Ly, Ea Lâm, Ea Bá, Ea Bia, TT Hai Riêng, EaBar, EaTrol, Sơn Giang.
                    + Sơn Hòa: Bệnh gây hại với diện tích 18,3 ha. Trong đó: DT nhiễm nhẹ 7,8 ha  TLB 5-10 % cây; DT nhiễm TB 6 ha TLB 10-30% cây, DT nhiễm nặng 4,5ha TLB 45% cây, GĐST cây con- PT thân, lá tại các xã Ea Cha Rang, Sơn Phước, Sơn Hà, Suối Trai, Krông Pa, Sơn Hội, Phước Tân, Cà Lúi và thị trấn Củng Sơn.
                    + Phú Hòa: Bệnh gây hại với diện tích 2,5 ha TLB 5-15 % cây, GĐST cây con-PT thân, lá tại xã Hòa Hội.
                    + Tây Hòa: Bệnh gây hại với diện tích 70 ha. Trong đó: DT nhiễm nhẹ 20 ha  TLB 5-20 % cây; DT nhiễm TB 30 ha TLB 20-50% cây, DT nhiễm nặng 20ha TLB 50-100% cây, GĐST cây con - PT thân, lá tại các xã Hoà Mỹ Tây, Hoà Mỹ Đông, Hoà Thịnh, Sơn Thành Tây.
          Bệnh khảm lá virus gây hại trên những diện tích nông dân sử dụng nguồn giống sắn từ các vùng trồng sắn đã bị bệnh khảm lá. Các giống ghi nhận bị nhiễm bệnh như: HLS11, KM 419, KM 94....
- Rệp sáp bột hồng : DT 66 ha. Trong đó: DT nhiễm nhẹ 21 ha  TLH 3 – 5 % cây, DT nhiễm TB 30 ha TLH 8 - 10 % cây, DT nhiễm nặng 15 ha TLH 40-50% cây, giai đoạn phát triển thân lá, rải rác ở Đồng Xuân.
                    +Sông Hinh: Rệp gây hại với diện tích 40 ha. Trong đó: DT nhiễm nhẹ 10 ha TLH 3-5% cây; DT nhiễm TB 20 ha TLH 8-10% cây; DT nhiễm nặng 10 ha TLH 40-50% cây, GĐST phát triển thân lá.
                    +Đồng Xuân: Rệp gây hại với diện tích 25 ha. Trong đó: DT nhiễm nhẹ 10 ha TLH 3-5% cây; DT nhiễm TB 10 ha TLH 8-10% cây; DT nhiễm nặng 5 ha TLH 40-50% cây, GĐST phát triển thân lá.
                    +Sông Cầu: Rệp gây hại với diện tích 1 ha TLH 3-5% cây, GĐST phát triển thân lá.
  III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Lúa vụ Hè Thu 2019: Sâu đục thân, OBV, bọ trĩ, chuột tiếp tục gây hại rải rác.
- Cây rau: Các loại sâu ăn lá, bệnh thối nhũn tiếp tục gây hại trên rau ăn lá, ăn trái.
- Cây bắp: Sâu đục thân, sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên diện tích bắp giai đoạn vươn lóng – trỗ cờ.
- Cây sắn: + Bệnh khảm lá virus có khả năng tăng về diện tích lẫn tỷ lệ bệnh vì hiện nay nông dân vẫn tiếp tục sử dụng giống nhiễm bệnh từ vụ trước để trồng mới, trồng trên những diện tích bị nhiễm ở vụ trước và lây lan của bọ phấn trắng.
                 + Rệp sáp bột hồng có khả năng phát sinh gây hại mạnh với thời tiết nắng nóng như hiện nay.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương thúc đẩy tiến độ gieo sạ.
- Đề nghị các địa phương tiếp tục tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp.
- Tuyên truyền, vận động nông dân không sử dụng giống sắn đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước, giống từ vùng bị nhiễm bệnh để trồng mới, tiến hành tiêu hủy những cây sắn có biểu hiện bệnh khảm lá. Những ruộng sắn bị bệnh khảm cần phun thuốc trừ bọ phấn trắng để tránh lây lan trong ruộng và cho những ruộng xung quanh. Đồng thời vận động nông dân tiêu hủy những cây sắn bị rệp sáp bột hồng gây hại.
- Các Trạm Trồng trọt và BVTV chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường điều tra rà soát diện tích bị bệnh khảm lá virus hại sắn và rệp sáp bột hồng tại các vùng trồng sắn. Cung cấp thông tin và hướng dẫn nông dân cách phát hiện, phòng trừ bệnh khảm lá sắn, rệp sáp bột hồng, nhện đỏ, bọ phấn trắng cho nông dân qua các phương tiện truyền thông. Ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển giống sắn từ vùng có bệnh sang vùng không bệnh.
- Đẩy mạnh điều tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trên cây rau màu và cây công nghiệp các loại./.
Tác giả: CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Quảng cáo