Thông báo tình hình sinh vật gây hại số 52-2020

25/12/2020 09:56
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Thời kỳ đầu, mây thay đổi, đêm và sáng có mưa nhỏ vài nơi, ngày nắng gián đoạn; Thời kỳ giữa và cuối tuần, nhiều mây, có mưa rào rải rác đến nhiều nơi, có ngày có nơi mưa vừa.
- Nhiệt độ không khí trung bình: 22 – 25 oC
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 23 - 25 oC
- Nhiệt độ không khí thấp nhất: 21- 22 oC
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
* Lúa vụ Mùa 2020: đã gieo sạ 4.149 ha
- Sạ từ ngày (1/7/2020 – 22/9/2020), GĐST: Đòng – thu hoạch, giống: ML 48, ML49, ML 213, ĐV108; đã thu hoạch 2.671 ha, tại Sông Cầu (800ha), Đồng Xuân (420ha), Sông Hinh (120ha), Sơn Hòa (750ha), Tuy An (581ha). Năng suất ước tính 33 tạ/ha.
* Lúa Đông Xuân 2020-2021 đã gieo sạ 2.050 ha
- Trà sớm: Sạ từ ngày 1/12/2020, GĐST: mạ, tại Sông Cầu (600ha), Đông Hòa (884ha), Tuy An (372ha), Đồng Xuân (180 ha), Sông Hinh (10 ha), Tây Hòa (4ha).
* Sắn niên vụ 20-21 đã thu hoạch 10.642 ha tại Tây Hòa (1.577ha), Đồng Xuân (2.500ha), Sơn Hòa (1.500ha), Sông Hinh (4.800ha), Tuy An (35ha), Phú Hòa (230ha).
* Diện tích các loại cây trồng khác còn lại trên đồng tại thời điểm báo cáo:
- Mía (niên vụ 2020-2021): 23.641 ha.  GĐST: Vươn lóng
- Sắn (niên vụ 2020-2021): 17.486 ha. GĐST: Phát triển thân lá – thu hoạch
- Đậu các loại (2020): 1.380 ha. GĐST: Phát triển thân lá – thu hoạch
- Rau các loại (2020): 850 ha. GĐST: Cây con - phát triển thân lá
- Ngô: 1.647 ha. GĐST: Nảy mầm – thu hoạch
- Tiêu: 577 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa:
* Lúa vụ Mùa 2020 có một số đối tượng gây hại như sau:
- Chuột gây hại diện tích nhiễm nhẹ 18 ha, tỷ lệ hại 3 - 13 % dảnh GĐST: chín sữa – thu hoạch, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 9 ha, TLH 3 – 5 % dảnh; diện tích nhiễm trung bình 5 ha, TLH 6 – 8 % dảnh; diện tích nhiễm nặng 4 ha TLH 11- 13 % dảnh,  tại huyện Tuy An.
- Bệnh lem lép thối hạt gây hại diện tích nhiễm nhẹ 45 ha, TLB 6 – 9 % hạt GĐST trỗ – chín sữa, tại huyện Tuy An.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng sinh vật khác gây hại rải rác như: bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, bệnh thối bẹ, sâu cuốn lá nhỏ,...
2. Cây rau các loại
- Cây hành lá: Bệnh thối nhũn gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 1,2 ha, TLB  5-10 % cây, GĐST: phát triển thân lá, tại xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa.
- Rau cải: Sâu tơ gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 0,9 ha, mật độ 10 – 12 con/ m2 tại huyện Tuy An.
- Ngoài ra, còn có bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây hại trên rau xà lách với diện tích rải rác tại huyện Đông Hòa.
3. Cây ngô:
- Sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm nhẹ 1,3 ha mật độ 2 – 4 con/m2, GĐST  thời kỳ nảy mầm – thời kỳ 8 đến 10 lá tại Sông Hinh (0,1 ha), Tuy An (1 ha), Phú Hòa (0,2 ha).
4. Cây sắn
- Bệnh khảm lá virus gây hại với diện tích 8.767 ha, trong đó: DT nhiễm nhẹ 2.462 ha, TLB 5-10% cây; DT nhiễm TB 3.605 ha, TLB 30% cây; DT nhiễm nặng 2.700 ha, TLB 80-100%, GĐST phát triển thân lá – tích lũy tinh bột (PTTL – TLTB) cụ thể:
+ Sông Hinh: Bệnh gây hại với diện tích 4.400 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 600 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 2.500 ha, TLB 20-30% cây; diện tích nhiễm nặng 1.300 ha, TLB 50% cây; GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Đồng Xuân: Bệnh gây hại với diện tích 1.700 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 700 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 600 ha, TLB 20-30% cây; diện tích nhiễm nặng 400 ha, TLB 50% cây; GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Sơn Hòa: Bệnh gây hại với diện tích nhiễm 2.500 ha. Trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 1.000 ha, TLB 5-10 % cây; diện tích nhiễm trung bình 500 ha, TLB 20% cây, diện tích nhiễm nặng 1.000 ha, TLB 50% cây, GĐST PTTL – TLTB tại các xã K Rông Pa, Ea Chà Rang, Suối Trai, TT Củng Sơn, Sơn Hà, Sơn Phước, Sơn Hội, Phước Tân, Cà Lúi, Sơn Nguyên, Suối Bạc.
+ Tây Hòa: Bệnh gây hại với diện tích 150 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 70 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 50 ha, TLB 20-30% cây; DT nhiễm nặng 30 ha, TLB 80-100%, GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Phú Hòa: Bệnh gây hại với diện tích 15 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 10 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 5 ha, TLB 20-30% cây; GĐST PTTL – TLTB tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Tuy An: Bệnh gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 2 ha TLB 5-10% cây, GĐST PTTL – TLTB tại xã An Lĩnh.
5. Cây tiêu
Tại huyện Tây Hòa, bệnh chết chậm gây hại với diện tích dưới nhiễm 3 ha, TLB 0,4 - 1,6% trụ.
Ngoài ra, trên cây tiêu còn có bệnh chết nhanh, bệnh thán thư và tuyến trùng gây hại rải rác ở hầu hết các vườn tiêu. Bệnh xuất hiện trên cây tiêu già, chế độ chăm sóc kém.
6. Cây Mía:
- Sâu đục thân gây hại diện tích nhiễm nhẹ 90 ha, TLH 20 % cây, GĐST vươn lóng tại Sơn Hòa.
- Bệnh đốm vòng gây hại diện tích dưới nhiễm 10 ha, TLB 2-4 % cây, GĐST vươn lóng tại huyện Sơn Hòa.
- Bệnh cháy lá phát sinh và gây hại diện tích 202 ha, TLB 5-50% cây, cấp bệnh C3 - C5, GĐST vươn lóng, trong đó có diện tích dưới nhiễm là 2 ha TLB 5-10% cây phân bố tại  ở thị trấn Hai Riêng, xã Ea Trol và diện tích nhiễm nhẹ là 200 ha, TLB 30-50% cây, phân bố tại xã Ea Ly thuộc huyện Sông Hinh.
7. Cây dứa
- Bệnh thối nõn gây hại diện tích dưới nhiễm 10,5 ha, TLB 5 -10% cây, GĐST nhiều giai đoạn tại huyện Phú Hòa.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Lúa vụ Mùa 2020:  Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép thối hạt tiếp tục gây hại.
- Cây rau: Các loại sâu ăn lá, bệnh thối nhũn, bọ nhảy tiếp tục gây hại trên rau ăn lá.
- Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên diện tích ngô giai đoạn cây con.
- Cây tiêu: bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ tiếp tục gây hại ở vườn tiêu chăm sóc kém.
- Cây mía: Sâu đục thân, bệnh đốm vòng, ... tiếp tục gây hại
- Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục phát sinh và gây hại trong niên vụ 2020-2021.
- Cây dứa: Bệnh thối nõn tiếp tục gây hại và bệnh cháy lá phát sinh gây hại tiếp tục.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Trên cây lúa vụ Mùa:: Tăng cường công tác điều tra, theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng có khả năng gây hại nặng.
- Trên cây rau: Tăng cường theo dõi các loại sâu ăn lá, bọ nhảy, bệnh các loại.
- Trên cây mía: tăng cường theo dõi sâu đục thân, bệnh cháy lá.
- Cây tiêu: Tăng cường theo dõi bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ ...
- Cây dứa: Theo dõi bệnh thối nõn và các đối tượng khác
- Cây sắn:  Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giống sắn nhiễm bệnh khảm lá, vận động, tuyên truyền và hướng dẫn nông dân sử dụng giống sắn sạch bệnh, giống sắn ít bị nhiễm bệnh để sản xuất cho niên vụ sau.
- Cây ngô: Tăng cường theo dõi Sâu keo mùa thu gây hại trên diện tích ngô./.

Tác giả: CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV PHÚ YÊN
Quảng cáo