Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày (tuần 38-2021)

23/09/2021 04:19
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Trong tuần mây thay đổi đến nhiều mây, ngày nắng nhẹ; chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi.
Nhiệt độ không khí trung bình: 22 - 30oC
Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình: 29 - 36 oC
Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình: 24- 26oC
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)
- Lúa vụ Hè Thu 2021 đã thu hoạch 16.989,5 ha tại Tuy An (2.112,2 ha), Sông Cầu (302,8 ha), Đông Hòa (3.050 ha), Sông Hinh (1.100 ha), Tây Hòa (4.470 ha), Đồng Xuân (1.235 ha), Sơn Hòa (599,5 ha), Phú Hòa (3.250 ha), TP. Tuy Hòa (870 ha), ước năng suất 66,43 tạ/ha.
        + Trà muộn: Ngày 11/6 - 30/6/2021. Diện tích: 9.733,2ha. GĐST: chín sáp – chín hoàn toàn.
- Lúa vụ Mùa: Sạ ngày 10/7 - 14/9/2021, đã gieo sạ 3.588,2 ha tại Sông Cầu (772,7 ha), Đồng Xuân (450 ha), Sơn Hòa (590 ha), Sông Hinh (95 ha), Tuy An (1.680,5 ha). Lúa đang chủ yếu giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.
Cơ cấu giống:  ML49, ML48, ML213, Khang dân 18, ĐV108, … 
- Sắn niên vụ 2021-2022 đã trồng 25.049,4 ha. Hiện nay đã thu hoạch 1.050ha tại Tây Hòa (900 ha), Sông Hinh (100 ha), Đồng Xuân (50 ha), ước năng suất 20 tấn/ha.
- Mía niên vụ 2021-2022 đã trồng 21.619 ha (cả trồng mới và lưu gốc) tại Sông Hinh (4.452 ha), Sơn Hòa (13.655ha), Đồng Xuân (1.325 ha), Tây Hòa (450 ha), Tuy An (1.117ha), Phú Hòa (620 ha). GĐST: Vươn lóng.
- Ngô: 1.055ha. GĐST: Nảy mầm – thu hoạch
- Rau các loại: 2.800 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch
- Đậu các loại: 740 ha. GĐST: phát triển thân lá – thu hoạch
- Tiêu: 577 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa:
* Lúa Hè thu 2021
Trà cuối: Lúa giai đoạn chín sáp – chín hoàn toàn có bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt gây hại với tỷ lệ thấp.
 
* Lúa vụ Mùa 2021:
- Ốc bươu vàng (OBV): Phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn mạ với mật độ thấp tại Sông Cầu
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh gây hại với mật độ thấp dưới mức nhiễm trên lúa giai đoạn đòng tại thị xã Sông cầu.
- Chuột: Phát sinh gây hại cục bộ tỷ lệ thấp trên lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Tuy An.
- Sâu đục thân: Phát sinh gây hại rải rác diện tích dưới nhiễm 0,8ha, tỷ lệ hại 2-3% dảnh héo, lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Sơn Hòa.
- Bệnh nghẹt rễ: Phát sinh gây hại rải rác diện tích dưới nhiễm: 0,4ha, tỷ lệ bệnh 3-4% dảnh, Cấp 1-3, lúa giai đoạn đẻ nhánh ở Sơn Hòa.
2. Cây rau các loại
- Cây hành lá: Bệnh thối nhũn phát sinh, gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 0,3 ha, TLB: 5 -10% cây, GĐST: Phát triển thân lá – thu hoạch, ở TP. Tuy Hòa.
- Rau cải ăn lá: Bọ nhảy  phát sinh, gây hại diện tích nhiễm nhẹ: 2,8ha, mật độ: 10 - 15 con/m2 , GĐST: cây con – thu hoạch tại huyện Tuy An.
Ngoài ra, còn có bệnh héo xanh, sâu tơ... gây hại rải rác trên rau thập tự tại huyện Tuy An.
3. Cây ngô:
- Sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm nhẹ 1,8 ha mật độ 2– 4 con/m2, GĐST: 3 đến 7 lá – phun râu Tuy An (0,7 ha), Phú Hòa (0,5ha), Sông Hinh (0,1ha), thị xã Đông Hòa (0,5ha).
Ngoài ra, còn có Sâu đục thân gây hại rải rác với mật độ thấp ở Phú Hòa.
4. Cây sắn
- Bệnh khảm lá virus gây hại với diện tích nhiễm bệnh: 14.987 ha, TLB: 5-100%. Trong đó: Diện tích nhiễm nhẹ: 2.597 ha, TLB: 5-15% cây, diện tích nhiễm trung bình: 5.635 ha, TLB: 15-30% cây, diện tích nhiễm nặng: 6.755 ha, TLB: 50-100% cây. Cụ thể:
. Sông Hinh: diện tích 5.990 ha, TLB: 10-100%; GĐST: Phát triển thân, lá – tích lũy tinh bột. Trong đó diện tích nhiễm nhẹ 480 ha, TLB: 10% cây; diện tích nhiễm trung bình 1.500 ha, TLB: 15-30% cây, diện tích nhiễm nặng 4.010 ha, TLB: 50 -100% cây phân bố rải rác ở các xã;
. Đồng Xuân: Bệnh gây hại với diện tích 3.200 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ 500 ha, TLB 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình 1.225 ha, TLB: 20-30% cây; diện tích nhiễm nặng 1.475 ha, TLB: 50% cây; GĐST: Tích lũy tinh bột, tại các xã trên địa bàn huyện.
. Sơn Hòa: Bệnh gây hại với diện tích: 4.520ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ: 1.600ha, TLB: 5-10% cây; diện tích nhiễm trung bình : 2.600ha, TLB: 20-30% cây, diện tích nhiễm nặng: 320ha, TLB: 70-100% cây, GĐST: hình thành tán lá-tích lũy tinh bột, tại các xã trên địa bàn huyện.
. Tây Hòa: Bệnh gây hại với diện tích nhiễm: 1.250ha, TLB: 5-100% cây, trong đó diện tích nhiễm trung bình: 300ha, TLB: 20-50% cây, diện tích nhiễm nặng: 950ha, TLB: 70-100% cây, gây hại trên sắn giai đoạn tích lũy tinh bột, ở các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây
.  Phú Hòa: Bệnh khảm lá virus gây hại diện tích 25ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ: 15ha, TLB:10 -15% cây; diện tích nhiễm trung bình: 10ha, TLB: 20-50% cây. Giống KM419, KM140....
. Tuy An: Bệnh gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 2ha, TLB: 5-10% cây ở xã An Xuân.
- Nhện đỏ phát sinh gây hại diện tích nhiễm nhẹ 5 ha, TLH: 3% lá, giai đoạn sinh trưởng: tích lũy tinh bột - thu hoạch, gây hại ở Phú Hòa…
5. Cây mía:
- Sâu đục thân: gây hại rải rác mía giai đoạn vươn lóng, diện tích nhiễm 71 ha, TLH: 5 - 12% cây, trong đó diện tích nhiễm nhẹ: 61ha, TLH: 5 - 7% cây, diện tích nhiễm trung bình: 10ha, TLH: 12% cây đục, ở huyện Sơn Hòa.
Ngoài ra, còn có bệnh thối đỏ thân phát sinh và gây hại rải rác với tỷ lệ bệnh thấp, GĐST: vươn lóng, tại huyện Sông Hinh.
6. Cây tiêu
Tại huyện Tây Hòa, có bệnh chết chậm, thán thư gây hại với diện tích ít, tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh xuất hiện trên cây tiêu già, chế độ chăm sóc kém.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cây lúa:
- Lúa Hè thu trà muộn: Thu hoạch.
- Lúa vụ Mùa: Chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá … tiếp tục phát sinh gây hại rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đòng ở các huyện.
2. Cây rau: Có các loại sâu ăn lá, bọ trĩ, bọ nhảy, bệnh thối nhũn… tiếp tục gây hại trên rau ăn lá.
3. Cây ngô: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân tiếp tục gây hại trên diện tích ngô giai đoạn nảy mầm – hạt sữa.
4. Cây sắn: Diện tích bệnh khảm lá sắn giảm gây hại do thu hoạch.
5. Cây mía: Sâu đục thân, bệnh than, ... tiếp tục gây hại
6. Cây tiêu: bệnh chết chậm, thán thư tiếp tục gây hại ở vườn tiêu già, chăm sóc kém.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Cây lúa:
- Lúa vụ Mùa: các địa phương tiếp tục điều tra, theo dõi các đối tượng thường phát sinh gây hại như Chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá… để có biện pháp hướng dẫn xử lý kịp thời.
2. Cây rau: Điều tra, theo dõi các loại sâu ăn lá, bọ trĩ, bệnh các loại... khuyến cáo nông dân nên áp dụng sản xuất rau theo đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGAP....
3. Cây ngô: Tuyên truyền các địa phương, thực hiện công văn số 363/SNN-TTBVTV ngày 4/3/2021 tăng cường công tác phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.
4. Cây sắn: Đang trong giai đoạn tích lũy tinh bột – thu hoạch. Trong thời gian đến một số địa phương thu hoạch nên vận động nông dân tập trung thu gom những diện tích cây sắn bị bệnh khảm lá để tiêu hủy.
5. Cây mía: Tiếp tục theo dõi sâu đục thân, bệnh than, gây hại.
6. Cây tiêu: Tập trung quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ tiếp tục gây hại ở vườn tiêu chăm sóc kém./.

Tác giả: CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Quảng cáo