THÔNG BÁO Tình hình sinh vật gây hại 7 ngày số 46-2021

19/11/2021 11:10
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Trong tuần qua, ngày và đêm có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Nhiệt độ không khí thấp nhất: 24 - 26oC
Nhiệt độ không khí cao nhất: 25 - 27 oC
Ẩm độ không khí: 85- 95%
Tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, có nơi trên 350mm
Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho các cây trồng sinh trưởng, phát triển và gieo trồng một số cây trồng ở những diện tích cao.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)
- Lúa vụ Mùa: Sạ ngày 10/7 - 30/10/2021, 3.907,2 ha tại Sông Cầu (772,7 ha), Đồng Xuân (550 ha), Sơn Hòa (590 ha), Sông Hinh (95 ha), Tuy An (1.680,5 ha), Phú Hòa (163 ha), TP Tuy Hòa (56 ha), lúa giai đoạn sinh trưởng đẻ nhánh – thu hoạch. Đã thu hoạch 260 ha tại Sông Cầu (150 ha), Sơn Hòa (110 ha), ước năng suất 35,7 tạ/ha.
Cơ cấu giống:  ML49, ML48, ML213, Khang dân 18, ĐV108, … 
- Sắn niên vụ 2021-2022 đã trồng 30.090,5ha. Hiện nay đã thu hoạch 7.658,6 ha tại Tây Hòa (1.578,6 ha), Sông Hinh (2.500 ha), Đồng Xuân (670 ha), Phú Hòa (250 ha), Sơn Hòa (2.500 ha), Tuy An (160 ha), ước năng suất 19,4 tấn/ha.
- Mía niên vụ 2021-2022 đã trồng 22.159 ha (cả trồng mới và lưu gốc), giai đoạn sinh trưởng: vươn lóng.
- Ngô: 980 ha. GĐST: Nảy mầm – thu hoạch
- Rau các loại: 415 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch
- Đậu các loại: 1.050 ha. GĐST: phát triển thân lá – thu hoạch
- Tiêu: 270 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa:
* Lúa vụ Mùa 2021:
- Chuột gây hại diện tích nhiễm nhẹ 1,3 ha, TLH 2,5 - 5% đòng, lúa GĐST đòng – chín sáp tại huyện Sơn Hòa (0,6 ha) và Tuy An (0,7 ha).
Ngoài ra, còn có sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn... gây hại rải rác trên lúa GĐST đẻ nhánh – chín sữa tại một số địa phương trong tỉnh.
2. Cây rau các loại
- Cây hành lá: Bệnh thối nhũn phát sinh, gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 0,7 ha, tỷ lệ bệnh (TLB): 5 -10% cây, GĐST: Phát triển thân lá – thu hoạch, ở TP. Tuy Hòa.
- Rau cải ăn lá: Bọ nhảy  phát sinh, gây hại diện tích nhiễm nhẹ: 0,8 ha, mật độ: 10 - 15 con/m2 , GĐST: cây con – thu hoạch tại huyện Tuy An.
- Rau họ thập tự: Bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây hại diện tích nhiễm nhẹ 0,05 ha, tỷ lệ bệnh 7 – 10 % cây tại TX. Đông Hòa.
- Rau mồng tơi: Bệnh thối nhũn phát sinh gây hại diện tích nhiễm nhẹ 0,2 ha và bệnh đốm mắt cua gây hại diện tích 0,01 ha, tỷ lệ bệnh 5 – 10 % cây, giai đoạn sinh trưởng cây con – thu hoạch tại TX. Đông Hòa.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng sinh vật khác gây hại rải rác như: bệnh héo xanh, sâu tơ... trên rau thập tự tại huyện Tuy An.
3. Cây ngô:
- Sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm 1,4 ha, trong đó: diện tích nhiễm nhẹ là 1,2 ha mật độ 2– 4 con/m2, giai đoạn sinh trưởng: 3 đến 7 lá – trỗ cờ, phun râu ở huyện Tuy An (0,2 ha), Phú Hòa (1 ha) và diện tích nhiễm trung bình 0,2 ha, tỷ lệ hại 20 % cây, giai đoạn sinh trưởng: hạt sữa tại huyện Sông Hinh.
4. Cây sắn
- Bệnh khảm lá virus gây hại với tổng diện tích nhiễm bệnh là 13.281 ha, TLB: 5-100%. Trong đó: Diện tích nhiễm nhẹ là 401 ha, TLB: 5-15% cây, diện tích nhiễm trung bình là 1.940 ha, TLB: 15-30% cây, diện tích nhiễm nặng là 10.940 ha, TLB: 50-100% cây. Cụ thể:
. Sông Hinh có diện tích nhiễm 5.200 ha, TLB: 10-100%; GĐST: Tích lũy tinh bột – Thu hoạch (diện tích nhiễm trung bình 700 ha, TLB: 15-30% cây, diện tích nhiễm nặng 4.500 ha, TLB: 50 -100% cây) phân bố rải rác ở các xã;
. Sơn Hòa có diện tích nhiễm nặng 3.100 ha, TLB 66 – 100 % cây, GĐST: Tích lũy tinh bột – Thu hoạch tại các xã trên địa bàn huyện.
. Đồng Xuân có diện tích nhiễm 4.010 ha, TLB: 20-100% cây; GĐST tích lũy tinh bột (diện tích nhiễm nhẹ 390 ha, TLB 10% cây; diện tích nhiễm trung bình 1.230 ha, TLB: 15-30% cây, diện tích nhiễm nặng 2.390 ha, TLB: 50 -100% cây) tại các xã trên địa bàn huyện.
.Tây Hòa có diện tích nhiễm nặng 950 ha, TLB 70-100% cây, GĐST tích lũy tinh bột, ở các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây.
.  Phú Hòa có diện tích nhiễm 20 ha, TLB 10 – 50 % cây, GĐST phát triển thân lá - thu hoạch (diện tích nhiễm nhẹ 10ha, TLB10 -15% cây; diện tích nhiễm trung bình 10ha, TLB: 20-50% cây) trên giống KM419, KM140....
. Tuy An có diện tích nhiễm nhẹ 1 ha, TLB 5-10% cây, GĐST tích lũy tinh bột ở xã An Xuân.
5. Cây mía: Có sâu đục thân, bệnh thối đỏ thân, bệnh đốm vàng lá phát sinh và gây hại rải rác với mật độ, tỷ lệ bệnh thấp, mía GĐST: vươn lóng, tại huyện Sông Hinh, Sơn Hòa.
6. Cây tiêu
Tại huyện Tây Hòa, có bệnh chết chậm (1ha), thán thư (2 ha) gây hại với tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh xuất hiện trên cây tiêu già, chế độ chăm sóc kém.
7. Cây dứa
Bệnh thối nõn  phát sinh gây hại diện tích dưới nhiễm là 15,5ha, tỷ lệ hại 6 -10% cây, ở nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau tại huyện Phú Hòa.
III.  DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
  1. Cây lúa
Trên cây lúa vụ Mùa cần tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại như: sâu cuốn lá, bệnh khô vằn... ở giai đoạn đẻ nhánh; chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đen lép hạt, bệnh thối thân … ở giai đoạn đòng – chín hoàn toàn tại các địa phương.
2. Cây rau: Có các loại sâu ăn lá, bọ nhảy, bệnh thối nhũn… tiếp tục gây hại trên rau ăn lá.
3. Cây ngô: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân tiếp tục gây hại trên diện tích ngô giai đoạn nảy mầm – hạt sữa.
4. Cây sắn: bệnh khảm lá sắn tiếp tục gây hại, bệnh thối củ có khả năng phát sinh gây hại tại một số địa phương.
5. Cây mía: Sâu đục thân, bệnh đốm vàng, ... tiếp tục gây hại
6. Cây tiêu: bệnh chết chậm, thán thư tiếp tục gây hại ở vườn tiêu già, chăm sóc kém.
7. Cây dứa: bệnh thối nõn tích tục phát sinh và gây hại nặng trên cây dứa khi gặp thời tiết mưa kéo dài.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Cây lúa:
Hiện nay, thời tiết có to mưa kéo dài gây ngập úng một số diện tích, các địa phương cần tăng cường hướng dẫn nông dân chủ động khơi thông chống lúa bị ngập úng. Đồng thời tiếp tục điều tra, theo dõi các đối tượng thường phát sinh gây hại như chuột, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đen lép hạt… để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Cây rau: Điều tra, theo dõi các loại sâu ăn lá, bọ trĩ, bệnh các loại... khuyến cáo nông dân nên áp dụng sản xuất rau theo đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGAP....
3. Cây ngô: Tuyên truyền các địa phương, thực hiện công văn số 363/SNN-TTBVTV ngày 4/3/2021 tăng cường công tác phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.
4. Cây sắn: Đang trong giai đoạn tích lũy tinh bột – thu hoạch. Hiện nay các địa phương đang thu hoạch nên vận động nông dân tập trung thu gom những diện tích cây sắn bị bệnh khảm lá nặng để tiêu hủy không nên để giống trồng cho vụ sau.
5. Cây mía: Tiếp tục theo dõi sâu đục thân, bệnh đốm vàng.. gây hại.
6. Cây tiêu: Tập trung quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ tiếp tục gây hại ở vườn tiêu chăm sóc kém
7. Cây dứa: tập trung quản lý bệnh thối nõn xuất hiện tại các đồng dứa trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài./.

Tác giả: CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV PHÚ YÊN
Quảng cáo