THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY SỐ 12 - 2023

23/03/2023 10:17
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Trong tuần có mây thay đổi, ngày nắng nóng, không mưa. Nhiệt độ không khí thấp nhất 23 - 260C, cao nhất 28 - 320C, ẩm độ 75 - 80%.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)
- Lúa vụ Đông Xuân 2022 – 2023 đã gieo sạ 26.739,8 ha tại Sông Cầu (865,8 ha), Sơn Hoà (1.101 ha), Đông Hoà (4.522,2 ha), Đồng Xuân (1.720 ha), Sông Hinh (1.908,2 ha), Tây Hoà (6.706,1 ha), Tuy Hoà (1.838 ha), Tuy An (2.743,5 ha), Phú Hoà (5.335 ha). Đã thu hoạch trà sớm 179,5 ha tại Sông Cầu (100 ha), Tuy An (29,5 ha), Đồng Xuân (50 ha) ước năng suất 50 tạ/ha.
 + Trà sớm: Gieo sạ từ ngày 10/11/2022 – 19/12/2022. Diện tích: 2.176,8 ha, GĐST: Chín sáp – thu hoạch.
+ Trà chính vụ: Gieo sạ từ ngày 20/12/2022 đến 10/01/2023. Diện tích: 19.396 ha, GĐST: Chín sữa – chín sáp.
+ Trà muộn: Gieo sạ từ ngày 11/01/2023 đến 12/02/2023. Diện tích: 5.167 ha, GĐST: Cuối đẻ nhánh – chín sữa.
+ Cơ cấu giống: ML49, ML48, ML213, Khang dân 18, ĐV108, PY1, PY2, PY8, PY10, BĐR27, QN9, ĐB6, Đài thơm 8, HT1, MT10, ...
- Sắn niên vụ 2022-2023 đã thu hoạch 23.538,8 ha tại Sông Hinh (8.700 ha), Tây Hòa (1.558 ha), Đồng Xuân (4.200 ha), Phú Hòa (372 ha), Sơn Hoà (8.100 ha), Tuy An (280 ha), Sông Cầu (328,8 ha) ước năng suất 225 tạ/ha, hàm lượng tinh bột bình quân khoảng 28%.GĐST: Tích luỹ tinh bột – thu hoạch.
- Sắn niên vụ 2023-2024 đã trồng 20.623 ha tại Sơn Hoà (8.175 ha), Sông Hinh (7.300 ha), Đồng Xuân (3.050 ha), Tây Hòa (1.358 ha), Phú Hoà (360 ha), Tuy An (200 ha), Sông Cầu (180 ha). GĐST: Mầm – phát triển thân lá.
- Mía niên vụ 2022-2023 đã thu hoạch 10.677 ha tại Sông Hinh (3.900 ha), Sơn Hoà (4.850 ha), Phú Hòa (610 ha), Đồng Xuân (950 ha), Tuy An (117 ha), Tây Hoà (200 ha), Sông Cầu (50 ha) ước năng suất 61 tấn/ha. GĐST: Vươn lóng – thu hoạch.
- Mía niên vụ 2023-2024 đã trồng 9.980 ha tại Sông Hinh (4.000 ha), Sơn Hòa (4.850 ha), Phú Hòa (480 ha), Đồng Xuân (650 ha). GĐST: Cây con – phát triển thân lá.
- Ngô: 1.116 ha. GĐST: 3 đến 7 lá – thu hoạch.
- Rau các loại: 1.382 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch.
- Đậu các loại: 1.227 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch.
- Tiêu: 468,7 ha (Tây Hòa: 270 ha, Sông Hinh: 185,7 ha, Sơn Hòa: 13 ha). GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa
- Chuột gây hại tổng diện tích nhiễm (DTN) 18 ha, tỷ lệ hại (TLH) 3 – 6 % đòng (DTN nhẹ 11 ha, TLH 2,5 – 5 % đòng; DTN trung bình 7 ha, TLH 7 % đòng), GĐST đòng – trỗ tại TX. Đông Hoà (16 ha) và TP. Tuy Hoà (2 ha).
- Bệnh khô vằn gây hại tổng DTN nhẹ 22,5 ha, tỷ lệ bệnh (TLB) 10 – 15% dảnh, GĐST đòng – chín sữa tại TX. Đông Hoà (22 ha) và huyện Tuy An (0,5 ha).
- Bệnh đạo ôn lá gây hại tổng DTN nhẹ 8,2 ha, tỷ lệ bệnh (TLB) 5 – 10% lá, GĐST cuối đẻ nhánh – trỗ tại các Sơn Hoà (1,2 ha) và TX. Đông Hoà (7 ha).
- Bọ xít đen gây hại DTN nhẹ 1,5 ha, mật độ (MĐ) 12 con/m2, GĐST đòng – chín sữa tại TX. Đông Hoà.
- Bệnh tiêm hạch gây hại DTN nhẹ 0,7 ha, TLB 3 – 4% dảnh, GĐST trỗ - chín sữa tại huyện Tuy An.
- Bệnh bạc lá gây hại DTN nhẹ 3 ha, TLB 10 – 15% dảnh, GĐST đòng – trỗ tại TP. Tuy Hoà (2 ha) và TX. Đông Hoà (1 ha).
- Bệnh đen lép hạt gây hại DTN nhẹ 2 ha, TLB 5 – 10 % hạt, GĐST chín sữa – chín sáp tại huyện Đồng Xuân.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài … gây hại rải rác dưới mức nhiễm tại các địa phương.
2. Cây rau các loại
Trong tuần có một số đối tượng sinh vật gây hại như sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng gây hại rải rác trên rau cải ăn lá dưới mức nhiễm tại các địa phương thuộc TP Tuy Hoà và huyện Tuy An.
3. Cây ngô
Sâu keo mùa thu gây hại tổng DTN nhẹ là 7,7 ha, MĐ 2 - 6 con/m2, GĐST 3 đến 7 lá – hạt sữa tại các huyện Tây Hoà, (3 ha),  Phú Hòa (1,5 ha), Sông Hinh (2,5 ha) và Tuy An (0,7 ha).
Ngooài ra còn có bệnh thối thân do vi khuẩn gây hại rải rác dưới mức nhiễm tại huyện Tây Hoà.
4. Cây lạc
Sâu cuốn lá gây hại dưới mức nhiễm, MĐ 1 – 5 con/m2, GĐST quả non tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Xuân.
5. Cây sắn
- Niên vụ 2022-2023
Bệnh khảm lá virus gây hại trên với tổng DTN bệnh là 985 ha, TLB 3 -100% cây (DTN nhẹ 55 ha, TLB 5 % cây; DTN nặng là 930 ha, TLB 20-100% cây) GĐST tích luỹ tinh bột – thu hoạch.
Cụ thể từng địa phương:
+ Đồng Xuân: DTN nặng 250 ha, TLB 10 - 100 % cây, GĐST tích luỹ tinh bột - thu hoạch phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Tây Hòa: DTN nặng 680 ha, TLB 50 – 100% cây, GĐST phát triển thân lá – chuẩn bị thu hoạch ở các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây.
+ Tuy An: DTN nhẹ 55 ha, TLB 3 – 5% cây, GĐST tích lũy tinh bột – thu hoạch phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
- Niên vụ 2023 – 2024
Bệnh khảm lá virus gây hại trên với tổng DTN bệnh là 8.855 ha, TLB 3 - 100% cây (DTN nhẹ 4.650 ha, TLB 3 - 5 % cây; DTN trung bình 2.750 ha, TLB 6 -10% cây; DTN nặng là 1.455 ha, TLB 20 - 100% cây), GĐST mầm – phát triển thân lá.
Cụ thể từng địa phương:
+ Sơn Hoà: DTN 2955 ha, TLB 5 - 35% cây; GĐST mầm – phát triển thân lá (DTN nhẹ 2150 ha, TLB 3 -5% cây, TLB  trung bình 750 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng 55 ha, TLB 20 -100 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Đồng Xuân: DTN 1.750 ha, TLB 3 - 100% cây; GĐST cây con (DTN nhẹ 350 ha, TLB 3 -5% cây, TLB  trung bình 500 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng 900 ha, TLB 20 - 100 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Sông Hinh: DTN 4000 ha, TLB 3 - 30% cây; GĐST mầm (DTN nhẹ 2000 ha, TLB 3 - 5% cây, TLB  trung bình 1500 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng 500 ha, TLB 20 - 100 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Tây Hòa: DTN nhẹ 150 ha, TLB 5 % cây; GĐST phát triển thân lá phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
6. Cây mía
Sâu đục thân phát sinh gây hại dưới mức nhiễm diện tích 10,5 ha, TLH 3 – 4 % cây, GĐST cây con tại các huyện Sông Hinh (5 ha) và Sơn Hoà (5,5 ha).
7. Cây tiêu
Tại huyện Tây Hòa bệnh thán thư, bệnh chết chậm gây hại rải rác trên cây tiêu với diện tích không đáng kể.
8. Cây dứa
Tại huyện Phú Hoà, bệnh thối nõn phát sinh gây hại diện tích 20,5ha, TLH 7-10% cây, GĐST nhiều giai đoạn – thu hoạch. Tập trung chủ yếu ở Đồng Din của Thị trấn.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cây lúa
Một số đối tượng như: Chuột, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh tiêm hạch, bọ xít đen, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít đen, thối thân, đặc biệt là rầy các loại trên những diện tích sạ dày, giống nhiễm, thừa phân đạm... tiếp tục phát sinh và gây hại.
2. Cây rau
Các đối tượng sinh vật như: bệnh héo xanh, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy … tiếp tục gây hại trên các loại rau, cải ăn lá các loại.
3. Cây ngô
 Sâu keo mùa thu, sâu đục thân tiếp tục phát sinh và gây hại trên cây ngô giai đoạn 3 đến 7 lá – gần thu hoạch.
4. Cây lạc
 Sâu cuốn lá tiếp tục gây hại trên cây lạc ở một số địa phương như Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, thị trấn La Hai,… thuộc huyện Đồng Xuân.
5. Cây sắn
Bọ phấn trắng, bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan gây hại trên cây sắn ở một số địa phương ...
6. Cây mía
Sâu đục thân, bệnh đốm vàng, bệnh thối đỏ thân ... tiếp tục gây hại giai đoạn vươn lóng – chín.
7. Cây tiêu
Bệnh chết chậm, thán thư tiếp tục gây hại ở vườn tiêu già, chế độ chăm sóc kém.
8. Cây dứa
Bệnh thối nõn tiếp tục gây hại ở nhiều giai đoạn.
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Cây lúa
Lúa vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023: Trong tuần thời tiết nắng ấm, thuận lợi cho lúa giai đoạn trỗ - chín sáp, tuy nhiên thời tiết diễn biến bất thường, do đó đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đối với lúa trà sớm (chín sáp - thu hoạch): tăng cường công tác thu hoạch nhanh, gọn.
+ Đối với lúa trà chính vụ - trà muộn (cuối đẻ nhánh – chín sữa): Đề nghị các Trạm Trồng trọt và BVTV phối hợp với Phòng Nông nghiệp/Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố khuyến cáo nông dân tập trung chăm sóc, thường xuyên thăm đồng, giữ nước trong ruộng…; tăng cường kiểm tra, theo dõi, phát hiện kịp thời và phòng trừ các đối tượng bệnh gây hại như: bạc lá, khô vằn, bọ xít các loại, bệnh đạo ôn,...đặc biệt là rầy nâu đang tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trên một số giống nhiễm, ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, với những diện tích bị nhiễm rầy đến ngưỡng phòng trừ cần hướng dẫn nông dân nên phun trừ dứt điểm bằng các loại thuốc đặc hiệu không để lây lan ra diện rộng.
2. Cây rau
Hiện nay rau màu đang trong nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau, do đó đề nghị các địa phương tăng cường khuyến cáo nông dân xử lý đất để hạn chế sâu bệnh hại, nên áp dụng sản xuất rau theo đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGAP, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng...
3. Cây ngô
Tiếp tục áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020.
4. Cây lạc
Áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp phòng, trừ sâu ở giai đoạn tuổi 1-2.
5. Cây sắn
Niên vụ: 2023 – 2024 đang ở giai đoạn mầm – phát triển thân lá và tiếp tục trồng, do đó khuyến cáo các địa phương truyên truyền nông dân cần chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Tập trung chăm sóc, làm cỏ, bón phân, khi phát hiện cây bị bệnh thì nhổ loại bỏ cây bị bệnh.
6. Cây mía
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu thoát nước ruộng mía; sử dụng giống khỏe, sạch bệnh để trồng; quản lý sâu đục thân gây hại.
7. Cây tiêu
Tăng cường các biện pháp chăm sóc giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
8. Cây dứa
Thường xuyên thăm đồng, vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khử trùng và cải tạo pH đất./.
Tác giả: Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên
Quảng cáo