THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY SỐ 32

10/08/2023 08:06
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Trong tuần ngày nắng nóng, có mây. Nhiệt độ không khí thấp nhất 25 – 28OC, cao nhất 34 – 37OC, ẩm độ 65 - 70%.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)
- Lúa Hè Thu 2023 đã gieo sạ 24.915,5/24.500 ha tại Sông Cầu (306,5/306,5 ha), Đông Hòa (4.463,4/4.557 ha), Phú Hòa (5.325/5.330 ha), Tây Hòa (6.587,5/6.485 ha), Tuy An (2.168/2.185 ha), Đồng Xuân (1.477,1/1.400 ha), Sơn Hòa (975/975 ha), Sông Hinh (1.780/1.780 ha), Tuy Hòa (1.833/1.833 ha). Lúa trà sớm đã thu hoạch 236 ha, ước năng suất 50 tạ/ha tại thị xã Sông Cầu.
+ Trà sớm: Gieo sạ từ ngày 01/4 – 17/5/2023. Diện tích: 317 ha. GĐST: Chín sáp – thu hoạch.
+ Trà chính vụ: Gieo sạ từ ngày 20/5 – 10/6/2023. Diện tích: 19.655,4 ha. GĐST: Đòng – chín sữa.
+ Trà muộn: Gieo sạ từ ngày 11/6 – 10/7/2023. Diện tích: 4.943,1 ha. GĐST: Đẻ nhánh - đòng.
+ Cơ cấu giống: ML49, ML48, ML213, BĐR27, ĐV108, …
- Lúa vụ Mùa đã gieo sạ 250 ha tại TX. Sông Cầu.
- Sắn niên vụ 2023-2024 đã trồng 25.155/25.155 ha Sơn Hoà (8.200 ha), Sông Hinh (10.000 ha), Đồng Xuân (3.447 ha), Tây Hòa (2.358 ha), Phú Hoà (450 ha), Tuy An (371 ha), Sông Cầu (329 ha). GĐST: Mầm – phát triển thân lá, củ non.
- Mía niên vụ 2023-2024 đã trồng 24.323/24.323 ha tại Sông Hinh (5.555 ha), Sơn Hòa (13.550 ha), Phú Hòa (650 ha), Đồng Xuân (2.250 ha), Tây Hòa (500ha), Tuy An (1.349,5 ha), Sông Cầu (468,5 ha). GĐST: Cây con – phát triển thân lá.
- Ngô: 1.153 ha. GĐST: Nảy mầm – thu hoạch.
- Rau các loại: 1.766 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch.
- Đậu các loại: 1.163 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch.
- Tiêu: 477,3 ha (Tây Hòa: 278,6 ha, Sông Hinh: 185,7 ha, Sơn Hòa: 13 ha). GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa
- Chuột gây hại tổng diện tích 89,5 ha, bao gồm:
+ 74,8 ha dưới mức nhiễm, tỷ lệ hại (TLH) 1 – 2% đòng, GĐST đòng – chín sữa tại các huyện Sông Hinh (7 ha), Tuy An (17 ha), TP. Tuy Hoà (20 ha) và TX. Đông Hoà (30,8 ha).
+ 14,7 ha diện tích nhiễm (DTN), GĐST đòng, trong đó: 10,5 ha DTN nhẹ, TLH 2,5 - 4% đòng; 4,2 ha DTN trung bình, TLH 5,5 - 8% đòng tại các huyện Tuy An (1 ha), TP. Tuy Hoà (4 ha) và TX. Đông Hoà (9,7 ha).
- Bệnh khô vằn gây hại tổng DT 182 ha, bao gồm:
+ 148,5 ha dưới mức nhiễm, tỷ lệ bệnh (TLB) 3 – 7% dảnh, GĐST đòng – chín sữa tại các huyện Phú Hoà (4 ha), Tây Hoà (25 ha), Tuy An ( 74 ha), TX. Đông Hoà (37,5 ha) và TP. Tuy Hoà (8 ha).
+ 33,5 ha DTN nhẹ, tỷ lệ bệnh 10 - 20% dảnh, GĐST Đòng – chín sữa ở huyện Đồng Xuân (25 ha) và Tuy An (8,5 ha).
- Bệnh bạc lá gây hại tổng diện tích 24 ha, bao gồm:
+ 30 ha dưới mức nhiễm, TLB 2 - 4% lá, GĐST đòng – trỗ tại các xã Sơn Giang, Ea Trol, Ea Lâm huyện Sông Hinh.
+ 4 ha DTN nhẹ, TLB 12 - 13% lá, GĐST trỗ - chín sữa ở các xã Sơn Hà, Sơn Nguyên, Suối Bạc, Sơn Hội,.. huyện Sơn Hoà.
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại tổng DT 20 ha, trong đó: 18 ha gây hại dưới mức nhiễm, mật độ (MĐ) 5 con/m2 và 2 ha DTN nhẹ, MĐ 10 con/m2, GĐST đòng – trỗ tại các xã Ea Lâm; Sơn Giang huyện Sông Hinh.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng như: Bệnh đen lép hạt, đốm sọc vi khuẩn, rầy, sâu đục thân, bọ xít các loại … phát sinh gây hại rải rác ở một số địa phương.
2. Cây rau các loại
Bọ nhảy gây hại 0,2 ha, TLH 10 – 15 con/ m2 trên rau thập tự trên nhiều gai đoạn tại các xã An Hiệp, An Hoà Hải, An Mỹ huyện Tuy An.
Ngoài ra, bọ nhảy và sâu xanh bướm trắng còn gây hại rải rác trên rau cải ăn ở thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa.
3. Cây ngô
Sâu keo mùa thu gây hại tổng diện tích, trong đó:
+ DTN nhẹ là 1,5 ha, MĐ 2 – 4 con/m2, GĐST 3 đến 7 lá – hạt sữa tại các địa phương: Sông Hinh (0,5 ha), Phú Hoà (0,7 ha) và Tuy An (0,3 ha).
+ 5,4 ha dưới mức nhiễm, MĐ 0,3 - 1 con/m2, GĐST 3 đến 7 lá – trỗ cờ, phun râu tại huyện Tây Hoà (5 ha), TP. Tuy Hoà (0,3 ha)và TX. Đông Hoà(0,1 ha).
Ngoài ra, bệnh huyết dụ gây hại dưới nhiễm 15 ha, TLB 5% cây, GĐST hạt sữa - thu hoạch; bệnh khô vằn gây hại dưới nhiễm 15 ha, TLB 5% cây, trên ngô sinh khối ở xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa.
4. Cây lạc
Giai đoạn sinh trưởng: cây con – thu hoạch, cây sinh trưởng phát triển tốt.
5. Cây sắn
- Bệnh khảm lá virus gây hại trên với tổng DTN bệnh là 15.325 ha, TLB 3 - 100% cây, (DTN nhẹ 2.018 ha, TLB 3 - 5 % cây; DTN trung bình 8.477 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng là 4.830 ha, TLB 20 - 100% cây), GĐST phát triển thân lá –  tích luỹ tinh bột, củ non.
Cụ thể từng địa phương:
+ Sơn Hoà: DTN 5.920 ha, TLB 3 - 60% cây, GĐST phát triển thân lá – củ non; (DTN nhẹ 250 ha, TLB 3 – 4% cây; DTN trung bình 4.120 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng 1.550 ha, TLB 35 - 60 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Đồng Xuân: DTN 3.350 ha, TLB 3 - 100% cây, GĐST phát triển thân lá – củ non; (DTN nhẹ 750 ha, TLB 3 -5 % cây; DTN trung bình 1.050 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng 1.550 ha, TLB 20 - 100 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Sông Hinh: DTN 5.500 ha, TLB 3 – 60 % cây, GĐST phát triển thân lá – hình thành tán; (DTN nhẹ 600 ha, TLB 3 - 5% cây; DTN trung bình 3.300 ha, TLB 6 - 10% cây; DTN nặng 1.600 ha, TLB 20 - 60 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Tây Hòa: DTN 480 ha, TLB 5 – 70 % cây, GĐST phát triển thân lá - củ non; (DTN nhẹ 350 ha, TLB 5% cây; DTN nặng 130 ha, TLB 50 - 70 % cây), phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Tuy An: DTN 75 ha, TLB 3 – 20% cây, GĐST phát triển thân lá – tích luỹ tinh bột; (DTN nhẹ 68 ha, TLB 3 - 5 % cây; DTN nặng là 7 ha, TLB 10 – 20 % cây) phân bố tại các xã trên địa bàn huyện.
- Nhện đỏ gây hại DTN nhẹ 20 ha, TLH 10 – 20% cây, GĐST phát triển thân lá – tích luỹ tinh bột tại huyện Đồng Xuân.
- Rệp sáp bột hồng gây hại DTN nhẹ 3 ha, TLH 10 - 20% cây, GĐST phát triển thân lá – tích luỹ tinh bột tại huyện Đồng Xuân.
6. Cây mía
Sâu đục thân gây hại DTN nhẹ 110 ha, TLH 7 - 8% cây, GĐST cây con – vươn lóng tại các xã Ea Chà rang, Sơn Hội, K Rông Pa, Phước Tân, Cà Lúi.,.. của huyện Sơn Hòa.
Ngoài ra, sâu đục thân, bệnh than, bệnh trắng lá mía gây hại rải rác dưới mức nhiễm ở các xã của huyện Sông Hinh.
7. Cây tiêu
Tuyến trùng rễ, bệnh thán thư, bệnh chết chậm gây hại rải rác với diện tích và tỷ lệ hại không đáng kể ở huyện Tây Hoà.
8. Cây dứa
Bệnh thối nõn phát sinh gây hại dưới mức nhiễm, diện tích 20,5 ha, TLH 7 - 12% cây, GĐST nhiều giai đoạn – thu hoạch. Tập trung chủ yếu ở Đồng Din của thị trấn thuộc huyện Phú Hoà.
III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cây lúa
Một số đối tượng sinh vật có thể phát sinh gây hại như: Chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bạc lá, đen lép hạt, bọ xít các loại … gây hại lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh – chín sữa.
2. Cây rau
Bệnh thối nhũn, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng … sẽ gây hại trên hành tỏi và các loại rau cải ăn lá.
3. Cây ngô
 Sâu keo mùa thu, bệnh huyết dụ … phát sinh và gây hại trên cây ngô giai đoạn 3 đến 7 lá – hạt sữa.
4. Cây lạc
Sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt… gây hại rải rác giai đoạn cây con – đâm tia, tạo quả.
5. Cây sắn
Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại ở các huyện trồng sắn trong tỉnh; nhện đỏ, rệp sáp bột hồng … gây hại cục bộ ở một số địa phương.
6. Cây mía
Sâu đục thân, bệnh than, bệnh trắng lá … có khả năng tiếp tục phát sinh gây hại ở giai đoạn cây con – vươn lóng tại các địa phương trên địa bàn các huyện Sơn Hoà, Sông Hinh.
7. Cây tiêu
Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm, ... gây hại rải rác ở các vườn tiêu già, chăm sóc kém.
8. Cây dứa
Bệnh thối nõn, … gây hại dứa nhiều giai đoạn tại huyện Phú Hoà.
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1. Cây lúa
Đề nghị các Trạm Trồng trọt và BVTV tiếp tục thực hiện:
- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến phát sinh phát triển của sinh vật hại cây trồng; tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại, thông báo, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ đến các địa phương, người nông dân kịp thời.
- Phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động nông dân tiếp tục triển khai các biện pháp diệt chuột thường xuyên, liên tục và đồng loạt.
- Các Trạm: Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy Hòa, Phú Hòa và Tuy An phối hợp với Phòng Nông nghiệp/Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, thông báo, hướng dẫn các địa phương quản lý, phòng trừ kịp thời, hiệu quả các đối tượng: chuột, bọ xít đen, rầy nâu, rầy lưng trắng… trên cây lúa vụ Hè Thu 2023.
2. Cây rau
Đề nghị các địa phương tuyên truyền, khuyến cáo nông dân áp dụng sản xuất rau theo đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGAP, hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và theo nguyên tắc 4 đúng ...
3. Cây ngô
Tiếp tục áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020.
4. Cây lạc
Tiếp tục chăm sóc và theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.
5. Cây sắn
- Đang giai đoạn mầm – củ non và tiếp tục trồng, do đó các địa phương truyên truyền, khuyến cáo nông dân cần chọn giống kháng, giống ít nhiễm sinh vật gây hại để trồng, không trồng các giống nhiễm sinh vật gây hại nặng.
- Tập trung chăm sóc và theo dõi các đối tượng gây hại như: bệnh khảm lá virus, nhện đỏ, rệp sáp bột hồng để có biện pháp quản lý thích hợp.
6. Cây mía
Chăm sóc, làm cỏ, bón phân và theo dõi, quản lý các đối tượng sâu đục thân, bệnh đốm vòng, …
7. Cây tiêu
Chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng, cải tạo vườn tiêu để cây sinh trưởng tốt hơn.
8. Cây dứa
Chăm sóc và dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây bệnh vườn dứa sau trồng, saut hu hoạch để hạn chế nguồn bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan./.
Tác giả: Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên
Quảng cáo